Nghị quyết 122/NQ-CP năm 2025: Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường?

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường? Các chính sách về bảo vệ môi trường của nước ta hiện nay là gì?

Đăng bài: 03:03 13/05/2025

Nghị quyết 122/NQ-CP năm 2025: Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường?

Ngày 8/05/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết 122/NQ-CP năm 2025 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 81-KL/TW ngày 04 tháng 6 năm 2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Trong đó, tại Mục II Kế hoạch thực hiện Kết luận 81-KL/TW năm 2024 ban hành kèm theo Nghị quyết 122/NQ-CP năm 2025 nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường như sau:

(1) Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thúc đẩy các hành động có trách nhiệm của toàn xã hội theo hướng chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, các-bon thấp, kinh tế tuần hoàn, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên.

+ Quản lý hiệu quả chất thải rắn, giảm thiểu rác thải nhựa hướng đến đạt được mục tiêu phát triển bền vững và trung hoà các-bon.

+ Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

+ Chú trọng giáo dục sớm cho thế hệ trẻ từ bậc tiểu học về nhận thức, ý thức giữ gìn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Phát huy vai trò trung tâm, chủ thể của doanh nghiệp, người dân trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường dựa trên chuyển đổi sổ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

+ Chú trọng vai trò phản biện, giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội và cộng đồng dân cư trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Thay đổi tư duy và nhận thức, coi thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0" là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội để phát triển bền vững, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập sâu rộng, thực chất.

- Phổ biến, thông tin về các yêu cầu, các thực hành tốt, mô hình tiên tiến về chuyển đổi xanh, giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường góp phần chủ động tham gia chuỗi giá trị xanh toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

(2) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Nghiên cứu xây dựng Nghị quyết về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trình Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIV.

- Xây dựng Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương về,...

Xem thêm chi tiết tại: Mục II Kế hoạch thực hiện Kết luận 81-KL/TW năm 2024 ban hành kèm theo Nghị quyết 122/NQ-CP năm 2025

Nghị quyết 122/NQ-CP năm 2025: Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường?

Nghị quyết 122/NQ-CP năm 2025: Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường? (Hình ảnh Internet)

Các chính sách về bảo vệ môi trường của nước ta hiện nay là gì?

Căn cứ Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các chính sách bảo vệ môi trường như sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.

- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.

- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.

- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Xem thêm 

4 Huỳnh Ngọc Huy

Từ khóa: Biến đổi khí hậu Bảo vệ môi trường nghị quyết 122/nq-cp năm 2025 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu ứng phó với biến đổi khí hậu tăng cường quản lý tài nguyên ứng phó với biến đổi khí hậu

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...