Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Mức xử phạt khi tự ý thay đổi màu sơn xe theo quy định mới nhất năm 2025 là bao nhiêu?
Mức xử phạt khi tự ý thay đổi màu sơn xe theo quy định mới nhất năm 2025 là bao nhiêu? Hành vi tự ý thay đổi màu sơn xe có bị tạm giữ phương tiện không?
Đăng bài: 10:40 03/01/2025
Mức xử phạt khi tự ý thay đổi màu sơn xe theo quy định mới nhất năm 2025 là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm a khoản 1, điểm i khoản 7 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, quy định về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với chứng nhận đăng ký xe;
...
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
i) Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong chứng nhận đăng ký xe;
...
Đồng thời, tại điểm a khoản 19 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ quy định:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
...
19. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm i khoản 7 Điều này buộc khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong chứng nhận đăng ký xe theo quy định;
...
Như vậy, từ quy định nêu trên thì đối với hành vi tự ý thay đổi màu sơn xe sẽ bị xử phạt như sau:
[1] Xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy:
- Đối với người vi phạm là cá nhân: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng
- Đối với người vi phạm là tổ chức: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
[2] Xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô
- Đối với người vi phạm là cá nhân: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
- Đối với người vi phạm là tổ chức: Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
Đồng thời, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong chứng nhận đăng ký xe theo quy định.
Xem thêm: Thời gian sử dụng đèn chiếu sáng đối với xe ô tô theo Nghị định 168?
Mức xử phạt khi tự ý thay đổi màu sơn xe theo quy định mới nhất năm 2025 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hành vi tự ý thay đổi màu sơn xe có bị tạm giữ phương tiện không?
Căn cứ khoản 1 Điều 48 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm g khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 9; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 12; khoản 14 Điều 6;
b) Điểm a khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9; khoản 11 Điều 7;
c) Điểm c khoản 6; điểm a khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều 8;
d) Điểm p khoản 1; điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4; khoản 5 Điều 9;
đ) Khoản 10 (trong trường hợp người vi phạm là người điều khiển phương tiện); điểm a khoản 14 (trong trường hợp người vi phạm là người điều khiển phương tiện) Điều 12;
e) Điểm a khoản 4; điểm a, điểm b khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 8; khoản 9 Điều 13;
g) Điểm a, điểm b khoản 2; điểm a khoản 3; khoản 4 Điều 14;
h) Điểm a, điểm đ khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2; khoản 3 Điều 16;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 18;
k) Khoản 2 Điều 19;
l) Điểm b, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 8; điểm b, điểm đ khoản 9; khoản 10; điểm a khoản 11; điểm a, điểm b, điểm d khoản 12; điểm d khoản 13; điểm i khoản 14; điểm c khoản 16; khoản 17 Điều 32;
m) Điểm b khoản 5 Điều 34;
n) Khoản 3 Điều 35;
o) Các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này thuộc trường hợp thật cần thiết cần phải ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
...
Theo đó, đối với hành vi tự ý thay đổi màu sơn xe quy định tại điểm a khoản 1, điểm i khoản 7 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, không thuộc trường hợp bị tạm giữ xe.
Như vậy, từ quy định nêu trên thì hành vi tự ý thay đổi màu sơn xe sẽ không bị tạm giữ xe theo quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Thẩm quyền xử phạt hành vi tự ý thay đổi màu sơn xe là ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 41 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ
...
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36;
b) Khoản 1, điểm a khoản 3, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều 37;
c) Điều 38;
d) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; khoản 8 Điều 39.
...
Như vậy, từ quy định nêu trên thì cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi tự ý thay đổi màu sơn xe.
Xem thêm: Thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe từ 01/01/2025
Năm 2025, sử dụng còi xe trong khoảng thời gian nào thì bị phạt? Trường hợp nào được sử dụng còi xe? Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt người lái xe sử dụng còi xe không đúng quy định không?
Lưu ý chuyển hướng xe khi tham gia giao thông năm 2025? Mức phạt giao thông đối với hành vi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau của xe máy, xe ô tô?
Cơ sở kinh doanh rượu, bia có được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi vào mục đích kinh doanh, quảng cáo rượu, bia không? Địa điểm không uống rượu, bia là những nơi nào?
05 nội dung cơ bản có trong quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề là những nội dung gì? Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được thực hiện những quyền gì?
Từ khóa liên quan
Xem nhiều nhất gần đây
Năm 2025, ai bị phạt khi chở người không đội nón bảo hiểm? Trưởng Công an xã có quyền xử phạt hành vi chở người không đội nón bảo hiểm hay không?
Mức xử phạt lỗi không gương xe máy 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi không gắn gương chiếu hậu bên trái đối với xe máy? Các hình thức nộp phạt?
Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào? Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ 2024 với 8 Chương, 55 Điều.
Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Chính thức cấm thuốc lá điện tử theo Nghị quyết 173? Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?
Mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm năm 2025 là bao nhiêu? Cá nhân có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu xử lý phạt tại chỗ hay không?
Từ năm 2025, sử dụng điện thoại khi đang lái xe máy bị phạt bao nhiêu? Việc trừ điểm giấy phép lái xe đối với người sử dụng điện thoại khi đang lái xe được thực hiện khi nào?
Năm 2025, mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi sai làn đường là bao nhiêu? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông đường bộ từ năm 2025 được quy định như thế nào?
Vạch xương cá là gì? Lỗi đè lên vạch xương cá năm 2025 đối với xe ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?