Mức xử phạt đối với hành vi không phổ biến nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho những người trong phạm vi quản lý kể từ năm 2025?

Mức xử phạt đối với hành vi không phổ biến nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kể từ năm 2025? Thẩm quyền kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy?

Đăng bài: 19:00 07/01/2025

Mức xử phạt đối với hành vi không phổ biến nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho những người trong phạm vi quản lý kể từ năm 2025?

Căn cứ Điều 29 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và thực hiện nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chấp hành không đầy đủ nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
b) Niêm yết nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ở nơi bị che khuất tầm nhìn hoặc để bị mất tác dụng;
c) Niêm yết biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy không đúng quy cách, mẫu quy định.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không niêm yết biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy; biển cấm, biển cảnh báo tại khu vực, nơi nguy hiểm theo quy định của pháp luật;
b) Không chấp hành nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
c) Không phổ biến nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho những người trong phạm vi quản lý;
d) Ban hành nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không đầy đủ nội dung quy định hoặc không phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của cơ sở.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc có nội quy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhưng trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Do vậy, mức xử phạt đối với hành vi không phổ biến nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho những người trong phạm vi quản lý kể từ năm 2025 đối với cá nhân sẽ là từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân sẽ là từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Xem thêm Từ 01/07/2025, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm các lực lượng nào?

Mức xử phạt đối với hành vi không phổ biến nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho những người trong phạm vi quản lý kể từ năm 2025?

Mức xử phạt đối với hành vi không phổ biến nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho những người trong phạm vi quản lý kể từ năm 2025? (Hình từ Internet)

Chủ phương tiện giao thông có trách nhiệm ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đúng không?

Căn cứ khoản 4 Điều 8 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định như sau:

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
...
4. Chủ phương tiện giao thông có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;
b) Ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, giám sát cá nhân thuộc phạm vi quản lý về việc thực hiện quy định, nội quy, biện pháp, yêu cầu và duy trì điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
d) Trang bị, duy trì tính năng sử dụng của phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; khắc phục hậu quả do cháy, tai nạn, sự cố gây ra;
đ) Xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện nhiệm vụ khác về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.

Theo đó, chủ phương tiện giao thông có trách nhiệm ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Thẩm quyền kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy được quy định như thế thế nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định như sau:

Kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy
1. Đối tượng kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy bao gồm:
a) Cơ sở quy định tại khoản 7 Điều 2 của Luật này;
b) Nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh;
c) Phương tiện giao thông quy định tại khoản 10 Điều 2 của Luật này;
d) Công trình xây dựng trong quá trình thi công.
2. Nội dung kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy bao gồm:
a) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông theo quy định;
b) Việc bảo đảm và duy trì điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công, nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, phương tiện giao thông, cơ sở theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 22 và 23 của Luật này; việc thực hiện, duy trì giải pháp kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở quy định tại khoản 6 Điều 55 của Luật này.
3. Thẩm quyền kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy được quy định như sau:
a) Người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông, chủ đầu tư tự tổ chức kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Công an, cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan đăng kiểm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định trình tự, thủ tục kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy.

Do vậy, thẩm quyền kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy được quy định như sau:

- Người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông, chủ đầu tư tự tổ chức kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy.

- Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Công an, cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan đăng kiểm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2025.

Xem thêm Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm những lực lượng nào?

19 Lê Xuân Thành
  • Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN SỰ. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về email [email protected];
  • Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
  • Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
  • Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

Bài viết liên quan

16/12/2024

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ 2024 với 8 Chương, 55 Điều.

13/12/2024

Ngày 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024 theo hình thức biểu quyết điện tử với tỷ lệ tán thành cao.

08/01/2025

Đánh giá học sinh tiểu học phải đáp ứng các yêu cầu nào? Đánh giá học sinh tiểu nhầm mục đích gì?

08/01/2025

có được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học không? Tổ chức dạy thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng nào?

08/01/2025

Có được sử dụng tài chính công đoàn để tổ chức hoạt động đưa người lao động đi du lịch hay không? Nguồn tài chính công đoàn gồm những gì?

08/01/2025

Đường Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia có quyền lợi gì?

Xem nhiều nhất gần đây

02/01/2025

Năm 2025, ai bị phạt khi chở người không đội nón bảo hiểm? Trưởng Công an xã có quyền xử phạt hành vi chở người không đội nón bảo hiểm hay không?

03/01/2025

Mức xử phạt lỗi không gương xe máy 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi không gắn gương chiếu hậu bên trái đối với xe máy? Các hình thức nộp phạt?

03/01/2025

Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào?  Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?

02/01/2025

Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

03/01/2025

Vạch xương cá là gì? Lỗi đè lên vạch xương cá năm 2025 đối với xe ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

02/01/2025

Mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm năm 2025 là bao nhiêu? Cá nhân có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu xử lý phạt tại chỗ hay không?

03/01/2025

Năm 2025, mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi sai làn đường là bao nhiêu? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông đường bộ từ năm 2025 được quy định như thế nào?

02/01/2025

Làm thế nào để tra cứu phạt nguội tại tra web Cục Đăng Kiểm Việt Nam www.vr.org.vn?

08/01/2025

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho học sinh 63 tỉnh thành? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương năm 2025 là gì?

03/01/2025

Hút pod phạt bao nhiêu từ năm 2025? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người hút pod là bao lâu? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người hút pod không? 

NHANSU.VN

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Email: [email protected]

Điện thoại: (028)39302288

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ


© 2025 All Rights Reserved