Mẫu bài phát biểu của Hiệu trưởng trong lễ Tri ân và Trưởng thành 2025 ngắn gọn, hay nhất?
Mẫu bài phát biểu của Hiệu trưởng trong lễ Tri ân và Trưởng thành 2025 ngắn gọn, hay nhất? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định như thế nào?
Mẫu bài phát biểu của Hiệu trưởng trong lễ Tri ân và Trưởng thành 2025 ngắn gọn, hay nhất?
Dưới đây là mẫu bài phát biểu của Hiệu trưởng trong lễ Tri ân và Trưởng thành 2025 ngắn gọn, hay nhất có thể tham khảo như sau:
Các em thân mến! Hôm nay là dấu mốc quan trọng, ngày cuối cùng của một thời học sinh hồn nhiên và mộng mơ. Sau giây phút này, các em không chỉ tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè mà còn giã biệt những tháng ngày vô tư, bước vào một hành trình mới – hành trình trưởng thành với nhiều trách nhiệm và thử thách. Cuộc đời phía trước đang rộng mở, mang theo vô số cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn. Thầy tin rằng, với những hành trang các em đã tích lũy trong suốt 18 năm qua, đặc biệt là sau ba năm tại ngôi trường Phan Bội Châu, các em sẽ vững bước trên con đường mình đã chọn. Dù ở đâu, dù làm gì, chỉ cần các em không chùn bước trước khó khăn, không đầu hàng thử thách, thành công nhất định sẽ đến với các em. Sự trưởng thành của hôm nay là kết quả của những tháng ngày phấn đấu miệt mài, là thành quả từ sự cố gắng không ngừng nghỉ của chính các em. Nhưng thành công ấy không chỉ là nỗ lực cá nhân, mà còn được vun đắp bởi công lao trời biển của cha mẹ, sự tận tâm dìu dắt của thầy cô và sự yêu thương từ xã hội. Các em lớn lên từng ngày trong bóng dáng mẹ cha ngày càng hao gầy, trong những nếp nhăn hằn sâu trên trán người thân và trong từng lời giảng ân cần của thầy cô... Xem thêm |
Lưu ý: Thông tin về "Mẫu bài phát biểu của Hiệu trưởng trong lễ Tri ân và Trưởng thành 2025 ngắn gọn, hay nhất?" chỉ mang tính tham khảo!
Mẫu bài phát biểu của Hiệu trưởng trong lễ Tri ân và Trưởng thành 2025 ngắn gọn, hay nhất? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền của Hiệu trưởng như sau::
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định tại Điều 9 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; tổ chức thành lập hội đồng trường theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 10 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT;
- Tổ chức xây dựng chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, quy hoạch phát triển nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trường để trình hội đồng trường phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Thực hiện các quyết định hoặc kết luận của hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
Trường hợp hiệu trưởng không nhất trí với quyết định của hội đồng trường cần xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của nhà trường.
Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp, hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết định của hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT;
- Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và các quyết định của hội đồng trường trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật;
- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh trung học phổ thông (nếu có) và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
- Quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;
- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dân chủ, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong tổ chức hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;
- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động; thực hiện công khai đối với nhà trường và xã hội theo quy định của pháp luật;
- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định; tham gia dạy học theo quy định về định mức giờ dạy đối với hiệu trưởng;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Xem thêm
- Tổng hợp đề thi văn tốt nghiệp THPT các năm gần đây? Ai được cộng điểm ưu tiên trong xét tốt nghiệp THPT?
- Chi tiết 36 tổ hợp môn mới nhất 2025 thi THPT quốc gia? Lộ trình triển khai thực hiện kỳ thi xét tốt nghiệp THPT từ 2025 như thế nào?
- Chi tiết các diện xét tốt nghiệp 2025? Bảng ký hiệu các diện xét tốt nghiệp chuẩn nhất? Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT?
Từ khóa: lễ Tri ân và Trưởng thành bài phát biểu của hiệu trưởng lễ Tri ân và Trưởng thành 2025 bài phát biểu của Hiệu trưởng trong lễ Tri ân và Trưởng thành Hội đồng trường quản lý giáo dục hiệu trưởng
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết mới nhất
