Luật Hôn nhân và gia đình cho phép vợ được quyền ly hôn đơn phương khi không liên lạc được với chồng không?

Ai có quyền yêu cầu ly hôn? Luật Hôn nhân và gia đình cho phép vợ được quyền ly hôn đơn phương khi không liên lạc được với chồng không? Cha, mẹ có nghĩa vụ gì với con cái?

Đăng bài: 18:03 04/04/2025

Ai có quyền yêu cầu ly hôn?

Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Như vậy, vợ chồng hoặc một trong hai người đều có quyền yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn.

Ngoài ra, cha, mẹ, người thân thích khác khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Lưu ý: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Luật Hôn nhân và gia đình cho phép vợ được quyền ly hôn đơn phương khi không liên lạc được với chồng không?

Luật Hôn nhân và gia đình cho phép vợ được quyền ly hôn đơn phương khi không liên lạc được với chồng không? (Hình từ Internet)

Luật Hôn nhân và gia đình cho phép vợ được quyền ly hôn đơn phương khi không liên lạc được với chồng không?

Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Theo quy định trên, trường hợp hợp chồng bị tuyên bố mất tích thì vợ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Như vậy, trong trường hợp không liên lạc được với chồng thì vợ có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố chồng mất tích và sau đó yêu cầu thực hiện việc ly hôn.

Ngoài ra theo Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện tuyên bố người chồng mất tích:

- Biệt tích 02 năm liền trở lên;

- Đã áp dụng các biện pháp thông báo, tìm kiếm nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc biệt tích đó còn sống hay đã chết thì người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Cha, mẹ có nghĩa vụ gì với con cái?

Theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, nghĩa vụ phải thực hiện của cha mẹ đối với con cái như sau:

- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức.

- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động.

- Giám hộ hoặc đại diện cho con theo quy định của Bộ luật Dân sự trong trường hợp con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

- Không được phân biệt đối xử, lạm dụng sức lao động, xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

10 Lê Ngọc Phương Thanh

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...