Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Lấy tiền lì xì của con, bố mẹ có thể bị phạt đến 30 triệu đồng?
Mỗi dịp tết đến xuân về thì câu chuyện tiền lì xì mừng tuổi của con trẻ lại nan giải vì nhiều gia đình bố mẹ vẫn đại diện giữ tiền lì xì của con mặc dù các con không mong muốn. Chưa dừng lại ở đó trong dịp tết 2022 này nhiều trang báo đã đưa tin: từ Tết năm nay, nếu cha mẹ giữ hết tiền lì xì của con có thể bị phạt đến 30 triệu đồng. Điều này khiến nhiều phụ huynh hoang mang. Liệu sự thật có phải như vậy?
1. Vì đâu có thông tin: Bố mẹ lấy tiền lì xì của con có thể bị phạt đến 30 triệu đồng?
Nghị định 144/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Có quy định: Hành vi về bạo lực kinh tế như sau:
“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi: Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.”
Có lẽ vì quy định này mà nhiều người nhầm lẫn rằng bố mẹ lấy tiền lì xì của con tức “chiếm đoạt tài sản riêng” của con thì có thể bị phạt đến 30 triệu.
Tiền lì xì của con cái được người lớn mừng tuổi vào dịp tết thường mang ý nghĩa may mắn kèm những lời chúc tốt đẹp, số tiền lì xì tùy vào mỗi gia đình mà có thể giao động từ vài trăm nghìn cho đến chục triệu đồng. Có thể khẳng định đây là số tiền thuộc về tài sản riêng của con cái. Thế nên câu chuyện cần làm rõ ở đây là: hành vi bố mẹ lấy tiền lì xì có phải là chiếm đoạt tài sản riêng của con trẻ hay không.
Thông thường thì mục đích cha, mẹ giữ tiền lì xì của con thường là để khỏi mất, để tiết kiệm tiền cho con, hay dùng số tiền đó chi tiêu cho các hoạt động của con như mua quần áo, sách vở,... Và việc cha mẹ giữ tiền lì xì của con thường sẽ được sự đồng thuận của con cái, dù mấy đứa trẻ có hơi gượng ép một xíu nhưng các gia đình vẫn luôn có các cuộc trao đổi như: “Đưa tiền lì xì mẹ giữ cho” và kiểu “Tiền này cũng lo cho con chứ ai” và đáp lại là những lời dạ vâng chấp nhận. Do đó, rất hiếm trường hợp cha mẹ giữ tiền lì xì của con với ý chí sẽ chiếm đoạt nên rất khó để áp dụng trường hợp chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên trong gia đình để xử phạt 30 triệu đồng với trường hợp này.
2. Con cái có được tự giữ tiền lì xì?
Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định việc quản lý tài sản riêng của con thì:
Con từ đủ 15 tuổi trở lên được tự mình hoặc nhờ cha, mẹ giữ tiền lì xì.
Con dưới 15 tuổi sẽ do cha mẹ giữ tiền mừng tuổi. Khi còn đủ 15 tuổi trở lên, cha mẹ có thể đưa lại cho con; hoặc có thể sử dụng vì lợi ích của con. Tuy nhiên, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì khi sử dụng tiền lì xì của con. Cha mẹ phải xem xét nguyện vọng của con.
Con từ 15 - dưới 18 tuổi được tự giữ và sử dụng tiền lì xì của mình.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Thanh minh là gì? Tết thanh minh 2025 vào ngày nào? vào ngày này người lao động có được nghỉ để đi tảo mộ không?
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?