Hội chứng Tic là gì? Hội chứng Tic có nghiêm trọng hay không?

Hội chứng Tic là gì? Hội chứng Tic có nghiêm trọng hay không? Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em được thực hiện như thế nào?

Đăng bài: 21:35 21/04/2025

Hội chứng Tic là gì? Hội chứng Tic có nghiêm trọng hay không?

Hội chứng Tic là một rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em dưới 18 tuổi, đặc biệt phổ biến trong độ tuổi đi học. Thống kê cho thấy có khoảng 20% trẻ em trong độ tuổi này từng trải qua các biểu hiện liên quan đến Tic. Tuy vậy, không phải phụ huynh nào cũng hiểu rõ bản chất của hội chứng này.

Theo đó, hội chứng Tic là những cử động hoặc âm thanh bất thường, xảy ra một cách đột ngột, không chủ ý và lặp đi lặp lại. Đây là một dạng rối loạn vận động hoặc phát âm không kiểm soát được. Hội chứng thường khởi phát ở trẻ nhỏ, nặng nhất trong độ tuổi 11–12, sau đó giảm dần khi bước vào tuổi dậy thì. Một số trường hợp sẽ tự khỏi hoàn toàn khi trưởng thành, nhưng cũng có trẻ phải sống chung với triệu chứng suốt đời.

Nguyên nhân trực tiếp được cho là mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, trong đó có dopamine ở não bộ. Biểu hiện Tic có thể khác nhau ở từng trẻ, được phân loại như sau:

Phân loại hội chứng Tic

[1] Tic vận động đơn giản: Nháy mắt, lắc đầu, chun mũi, giật cơ hàm…

[2] Tic vận động phức tạp: Bắt chước hành vi người khác, tự vỗ vào người, xoay tròn, nhảy nhót, tự gây tổn thương…

[3] Tic âm thanh đơn giản: Ho, thở dài, tặc lưỡi, phát ra âm thanh vô nghĩa, lẩm bẩm…

[4] Tic âm thanh phức tạp: Nói lặp từ, lặp câu, nhại lại lời người khác hoặc chính mình, nói những câu không phù hợp ngữ cảnh.

Tỷ lệ và mức độ nguy hiểm

Hội chứng này không quá hiếm gặp và thường xuất hiện ở bé trai nhiều hơn bé gái (tỷ lệ gấp 3 lần). Mặc dù triệu chứng có thể gây khó chịu hoặc ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày, nhưng không đe dọa tính mạng và hoàn toàn có thể điều trị nếu phát hiện sớm.

Các biểu hiện thường thay đổi theo thời gian, có thể giảm hoặc tăng theo giai đoạn, thậm chí biến mất mà không cần can thiệp y tế.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Hiện chưa xác định được nguyên nhân chính xác, nhưng các nhà khoa học cho rằng nhiều yếu tố sinh học và môi trường có thể góp phần gây bệnh:

[1] Yếu tố sinh học: Rối loạn chức năng não, chất dẫn truyền thần kinh (đặc biệt dopamine), di truyền.

[2] Yếu tố môi trường: Tiếp xúc với chất gây dị ứng, hóa chất độc hại, ảnh hưởng từ phim ảnh hoặc trò chơi điện tử.

[3] Yếu tố khác: Trẻ sinh non, nhẹ cân, nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A, mẹ hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai.

Ngoài ra, hội chứng Tic có thể liên quan đến các bệnh lý khác như nhiễm trùng, chấn thương sọ não, đột quỵ, hay các bệnh thần kinh như bệnh Huntington, nhũn não, thoái hóa tế bào thần kinh...

Lưu ý: Thông tin về 'Hội chứng Tic là gì? Hội chứng Tic có nghiêm trọng hay không?" chỉ mang tính tham khảo!

Hội chứng Tic là gì? Hội chứng Tic có nghiêm trọng hay không?

Hội chứng Tic là gì? Hội chứng Tic có nghiêm trọng hay không? (Hình từ Internet)

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BYT quy định về khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em theo độ tuổi như sau:

Theo đó, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em là hoạt động khám tổng quát và kiểm tra sức khỏe một lần mỗi năm cho trẻ em từ khi sinh đến dưới 16 tuổi nhằm phát hiện sớm bệnh tật, các nguy cơ về bệnh tật để tư vấn, xử trí hoặc điều trị thích hợp.

[1] Đối với trẻ em từ khi sinh đến trước khi vào học mầm non và trẻ em dưới 6 tuổi không đi học được khám sức khỏe định kỳ tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) về các nội dung:

- Đo chiều dài, chiều cao, cân nặng để đánh giá về phát triển thể lực;

- Khám toàn diện để đánh giá về phát triển tinh thần, vận động, phát hiện bệnh tật, các dấu hiệu bất thường và nguy cơ về bệnh tật;

- Kiểm tra tiêm chủng theo lịch và tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đối với trẻ em chưa tiêm và có nhu cầu;

- Kết luận về tình trạng sức khỏe, tư vấn và chuyển đến cơ sở y tế thích hợp nếu phát hiện bệnh tật hoặc các dấu hiệu bất thường và nguy cơ về bệnh tật.

[2] Đối với trẻ em từ 7 đến dưới 16 tuổi không đi học được khám sức khỏe định kỳ tại Trạm y tế xã theo nội dung ghi trong Hồ sơ quản lý sức khỏe.

[3] Trẻ em là học sinh từ mầm non đến hết trung học cơ sở được kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo nội dung quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT.

17 Phạm Lê Trung Hiếu

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...