Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Học luật nhưng không làm đúng nghề luật thì có những thuận lợi và khó khăn gì?
Thực tế khi ra trường khó khăn nhất không phải là tìm được việc mà là tìm được việc làm phù hợp, yêu thích có thể nuôi sống bản thân. Vì lẽ đó có rất nhiều bạn sinh viên chọn con đường làm trái ngành và sinh viên theo học luật cũng không ngoại lệ vậy học luật nhưng không làm đúng nghề luật thì có những thuận lợi và khó khăn gì?
>> Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
>> Mức lương của sinh viên Luật mới ra trường là bao nhiêu?
Thuận lợi
Chuyện làm trái ngành không còn là điều gì xa lại trong môi trường làm việc hiện nay. Các bạn có thể tốt nghiệp ngành luật của các trường đào tạo luật trên khắp cả nước cầm tấm bằng cử nhân luật trên tay nhưng mỗi bạn sẽ có những định hướng khác nhau và con đường tương lai sự nghiệp khác nhau.
Thật ra học luật là học tư duy logic cách phân tích nên người học luật đa số đều rất nhạy bén. Dù là làm công việc nào đi chăng nữa thì kiến thức về luật học luôn có ích nhất định trong cuộc sống trong công việc.
Nhất là bảo vệ bản thân bảo vệ quyền và lợi ích của người thân xa hơn là từ phía công ty. Cứ thử tưởng tượng một người đi học luật khi đàm phán lương hay kí hợp đồng lao động cũng biết ít nhiều lương thử việc tối thiểu 85% lương chính thức hay là đọc các điều khoản trong hợp đồng cụ thể rõ ràng hơn chứ.
Tư duy “Con nhà luật” sẽ giúp bạn dù làm ngành nghề nào đi nữa cũng sẽ nhìn nhận sự việc một cách khách quan, cách tiếp cận giải quyết vấn đề từ gốc rễ sẽ giúp sự việc nhanh chóng gỡ rối và giải quyết triệt để.
Hiện nay sau mỗi khóa sinh viên Luật ra trường thì rất nhiều các bạn không lựa chọn việc làm liên quan đến luật mà mình đã học. Họ thường học văn bằng về kinh tế, tiếng anh...nhưng đã có một cái nền móng về kiến thức pháp luật sẵn có. Bởi thế sẽ giúp cho họ chủ động nắm bắt hơn.
Hiện tại cũng có nhiều công việc làm trái ngành vẫn tuyển sinh viên luật như nhân viên hành chính, nhân viên nhân sự tính lương, CSKH, Sale,...
Việc làm trái ngành giúp bạn có nhiều kinh nghiệm hơn kiến thức vững vàng hơn vì đã có nền tảng vững chắc từ trước.
Các công việc ngoài ngành luật thường sẽ có mức lương tương đối khá so với lương khởi điểm của việc định hướng đúng ngành nghề.
Khó khăn
Khó khăn duy nhất và cũng là lớn nhất xoay quanh câu chuyện làm trái ngành đó là bằng cấp.
Hầu hết các công việc văn phòng hiện tại đều cần bằng cấp từng ngành nghề cụ thể nên các bạn sinh viên làm trái ngành sẽ phải học thêm một khóa học hay thậm chí là học văn bằng hai để phục vụ cho công việc.
Các công việc ít cần bằng như Sale, CSKH,… cũng được các bạn chọn lựa nhiều nhưng nhu cầu tuyển dụng nhiều, quá trình đào thải cao sẽ dễ khiến sinh viên mới ra trường chán nản và mất định hướng tương lai.
Chuyện học chuyện làm luôn là mối quan tâm của các bạn sinh viên mới ra trường. Việc chọn công việc mong muốn dù là đúng ngành hay không tùy thuộc vào khả năng và sự lựa chọn của mỗi người. Chuyện thành công hay thất bại chủ yếu đánh giá xuyên suốt qua quá trình làm việc của bạn.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?