Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Đi xe máy chỉ có 1 gương chiếu hậu thì có bị CSGT phạt?
Đi xe máy chỉ có 1 gương chiếu hậu thì có bị CSGT phạt? Nguyên tắc đảm bảo an toàn trật tự an toàn giao thông là gì? Độ tuổi khi tham gia giao thông theo quy định pháp luật ra sao?
Đi xe máy chỉ có 1 gương chiếu hậu thì có bị CSGT phạt?
Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
d) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.
...
Như vậy, xe máy khi tham gia giao thông phải có gương chiếu hậu bên trái để bảo đảm tầm nhìn cũng như đảm bảo sự quan sát cho người điều khiển phương tiện. Nếu xe máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng.
Ngoài ra, theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu đối với xe máy, tại tiểu mục 2.11 Mục II Phần I QCVN 14:2024/BGTVT ban hành kèm Thông tư 48/2024/TT-BGTVT quy định rõ, đối với xe nhóm xe gắn máy phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái.
Đi xe máy chỉ có 1 gương chiếu hậu thì có bị CSGT phạt? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc đảm bảo an toàn trật tự an toàn giao thông là gì?
Theo Điều 3 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về nguyên tắc trong an toàn giao thông như sau:
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
6. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
7. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhấn mạnh việc tuân thủ pháp luật và các quy định quốc tế, nhằm duy trì giao thông an toàn, thông suốt, bảo vệ sức khỏe, tài sản và môi trường. Mỗi cá nhân, tổ chức và cơ quan có trách nhiệm thực hiện và bảo vệ an toàn giao thông, đồng thời các hành vi vi phạm phải được xử lý nghiêm minh. Công tác này cần thực hiện công khai, minh bạch, thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan.
Độ tuổi khi tham gia giao thông theo quy định pháp luật ra sao?
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 59 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:
Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
...
Như vậy, độ tuổi khi tham gia giao thông được quy định như sau:
- Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy
- Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
- Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;
- Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;
- Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;
- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];