Danh sách 04 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 891 năm 2024 của Thủ tướng?
Danh sách 04 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 891 năm 2024 của Thủ tướng là những tỉnh nào?
Danh sách 04 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập (Hình từ Internet)
Danh sách 04 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 891 năm 2024 của Thủ tướng?
Theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, 08 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
- Thừa Thiên Huế (nay là Thành phố Huế và đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 01/01/2025)
- Khánh Hòa: Đến năm 2030, tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
- Bắc Ninh: Đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh đạt các tiêu chí đô thị Loại I và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phấn đấu cơ bản đạt tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quảng Ninh: Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
- Ninh Bình: Đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương.
- Hải Dương: Đến năm 2030, đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc Trung ương. Đến năm 2050 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
- Bình Dương: Đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, các tỉnh: Bình Dương, Hải Dương, Ninh Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Khánh Hòa là các tỉnh thuộc diện sáp nhập tỉnh, cụ thể:
- Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
- Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
- Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
- Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
Tại Điều 4 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 có nội dung quy định như sau:
Điều 4. Định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp
Đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính tương ứng theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Trường hợp sắp xếp tỉnh đã được định hướng thành thành phố trực thuộc trung ương thì tỉnh hình thành sau sắp xếp cần cơ bản đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thành phố trực thuộc trung ương.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định:
2. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh quy định tại Nghị quyết này là việc nhập tỉnh với tỉnh để hình thành tỉnh mới hoặc nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương để hình thành thành phố trực thuộc trung ương mới theo định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm giảm số lượng, tăng quy mô đơn vị hành chính, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Từ các dữ liệu nêu trên, sau sáp nhập tỉnh sẽ chỉ còn 04 tỉnh mới vẫn nằm trong định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo Quyết định 891 năm 2024 của Thủ tướng gồm: Khánh Hòa, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Ninh Bình.
Riêng Bình Dương, Hải Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu nhập vào thành phố trực thuộc trung ương thì đã trở thành một phần của thành phố trực thuộc trung ương mới.
Tên gọi của tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh được đặt như thế nào?
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh (hay sáp nhập tỉnh) là việc nhập tỉnh với tỉnh để hình thành tỉnh mới hoặc nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương để hình thành thành phố trực thuộc trung ương mới theo định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm giảm số lượng, tăng quy mô đơn vị hành chính, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Trong đó, tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp được đặt theo tên của một trong các đơn vị hành chính trước sắp xếp phù hợp với định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 1 và Khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
Xem thêm:
- Sau sáp nhập tỉnh 2025, 34 tỉnh thành mới dự kiến cần đáp ứng tiêu chuẩn nào theo quy định? Dự kiến tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính ra sao?
- 02 bản đồ sáp nhập 34 tỉnh thành 2025 được nêu tại dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính gồm những bản đồ nào?
- Chốt tên gọi chính thức bản đồ địa chính của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh theo Hướng dẫn 991 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường ra sao?
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];