Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Dân bán hàng online tung chiêu lách luật đối phó với cơ quan chức năng khi Nghị định 126 ban hành
Ngày 5/12 Nghị định 126/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực yêu cầu ngân hàng thương mại cung cấp cho cơ quan thuế thông tin tài khoản của những người cần nộp thuế giúp quản lý thuế của tổ chức/ cá nhân có nguồn thu từ việc kinh doanh online. Điều này đã làm vô số dân buôn lo lắng và kháo nhau cách lách luật.
Muôn kiểu lách luật từ dân buôn online
Ngày trước Facebook rất rộn ràng khoe bill, khoe hàng hóa, hóa đơn chuyển khoản, giao dịch ngân hàng từ vài triệu đến vài chục triệu đồng tuy nhiên kể từ lúc Nghị định 126 có hiệu lực thì những hình ảnh ấy của dân bán hàng dường như được dọn sạch bay biến.
Mọi người truyền tay nhau đoạn “note” được xem là có thể trốn khỏi Nghị định 126 đó tách tiền chuyển khoản ra chuyển nhiều tài khoản khác nhau. Ví dụ giao dịch 100 triệu sẽ chia thành 2-4 lần chuyển qua các tài khoản thuộc các ngân hàng khác nhau tránh bị cơ quan nắm thóp.
Khi giao dịch hàng hóa như trước thay vì người mua phải chuyển khoản với nội dung “A ck mua 2 cái áo” “ tiền thanh toán 3 bộ đồ” thì nay các nhà bán hàng online đều yêu cầu khách không cần đính kèm nội dung bên trên vì đây có thể làm bằng chứng truy thu thuế nếu thông tin tài khoản bị nộp cho cơ quan thuế.
Các từ khóa về mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… cũng không được đính kèm trong phần nội dung để lách luật.
Từ nay việc thanh toán mua bán online cần đến giao dịch chuyển khoản chỉ cần để thông tin tên người chuyển khoản.
Cách phương pháp lách luật trên liệu có bị phát hiện?
Mọi trường hợp trốn thuế đề sẽ bị cơ quan thuế tìm ra. Theo quy định của pháp luật, công dân Việt Nam (cư trú tại Việt Nam) có hoạt động kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế và nếu doanh thu bán hàng hoá trên ngưỡng doanh thu chịu thuế (ngưỡng doanh thu quy định hiện hành là từ 100 triệu đồng/năm trở lên) có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
Trên thực tế, thị trường kinh doanh online đang bùng nổ và lợi nhuận thu về từ việc kinh doanh theo hình thức này là vô cùng to lớn. Tuy nhiên cách thức quản lý, xác minh nguồn thu nhập còn rất nhiều hạn chế và khó khăn vì đa phần người bán không chủ động tự giác nộp thuế cho nhà nước.
Nghị định 126 được xem là chế tài giúp cơ quan quản lý thuế có thể theo dõi các giao dịch ngân hàng, thông qua đó có cách quản lý thuế hiệu quả, ngăn chặn các hành vi trốn thuế.
Dù dân kinh doanh online có lách luật như thế nào thì các giao dịch chuyển khoản vẫn lưu lại và cơ quan thuế hoàn toàn có thể sử dụng nhiều biện pháp để truy thu thuế.
Đóng thuế là nghĩa vụ của người dân. Việc trốn tránh truyền tin cách thức trốn thuế không những không có hiệu quả mà còn có thể bị cơ quan chức năng “sờ gáy” vì vi phạm pháp luật.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?