Đà Nẵng giữ nguyên tên gọi sau sáp nhập tỉnh 2025 (dự kiến)?
Ban Chấp hành Trung ương đã đưa ra đề xuất tên gọi mới cho 23 tỉnh, thành, trong đó vẫn giữ nguyên tên gọi thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập.
Nội dung chính
Đà Nẵng sáp nhập với tỉnh nào? Đà Nẵng có giữ nguyên tên gọi sau sáp nhập tỉnh không?
Căn cứ Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (Tỉnh Lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tại Hội Nghị lần thứ 11, đề xuất:
Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Theo đó, dự kiến tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng sẽ về chung một nhà trong thời gian tới. Sau khi thực hiện sáp nhập 02 tỉnh, thành phố này thành 01, tên gọi mới sẽ là Thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính sẽ đặt tại Thành phố Đà Nẵng. Như vậy, Thành phố Đà Nẵng dự kiến sẽ giữ nguyên tên gọi sau sáp nhập tỉnh 2025.
Bên cạnh đó, tại Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cũng đã đưa ra danh sách dự kiến 11 đơn vị hành chính sẽ không thực hiện sáp nhập, trong đó có 02 thành phố trực thuộc Trung ương và 09 tỉnh, cụ thể:
(1) Thành phố Hà Nội
(2) Thành phố Huế
(3) Tỉnh Lai Châu
(4) Tỉnh Điện Biên
(5) Tỉnh Sơn La
(6) Tỉnh Lạng Sơn
(7) Tỉnh Quảng Ninh
(8) Tỉnh Thanh Hóa
(9) Tỉnh Nghệ An
(10) Tỉnh Hà Tĩnh
(11) Tỉnh Cao Bằng
Dự kiến sáp nhập tỉnh thành mới nhất 2025 (Hình từ internet)
Sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính thế nào?
Theo Điều 14 Dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính, các tỉnh sau sáp nhập sẽ thực hiện việc sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công như sau:
[1] Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh sách và dự kiến phương án xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp huyện và cấp xã thuộc phạm vi quản lý kèm theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước sắp xếp lập danh sách và thống nhất dự kiến phương án xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý kèm theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Các Bộ, cơ quan trung ương có đơn vị trực thuộc trên địa bàn đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp lập danh sách và dự kiến phương án sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công thuộc phạm vi quản lý, trường hợp không có nhu cầu sử dụng thì chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện sắp xếp, quản lý, sử dụng theo nhu cầu của địa phương
[2] Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành, các địa phương hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, đơn vị tại đơn vị hành chính sau sắp xếp.
[3] Việc bố trí, sử dụng trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@nhansu.vn;