Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Cử nhân luật có thể trở thành một công chức ngân hàng vào năm 2023
Em đang là sinh viên năm tư, chuyên ngành luật kinh tế và có nguyện vọng làm công chức ngân hàng nhà nước. Em muốn biết với bằng cử nhân luật thì có thể làm vị trí nào? (Minh Thu - Bình Dương)
1. Có những công chức ngân hàng nào hiện nay?
Ngày 31/10/2022, Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 14/2022/TT-NHNN về quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng.
Theo đó, các công chức ngân hàng bao gồm:
- Kiểm soát viên ngân hàng cao cấp;
- Kiểm soát viên chính ngân hàng;
- Kiểm soát viên ngân hàng;
- Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng;
- Nhân viên Tiền tệ - Kho quỹ?
2. Những vị trí công chức ngân hàng nào cần trình độ cử nhân luật?
Đối với từng vị trí công chức ngân hàng phải đảm bảo các tiêu chuẩn trình độ đào tạo tương ứng với từ vị trí đó.
Cụ thể theo quy định tại Thông tư 14/2022/TT-NHNN, các vị trí công chức ngân hàng cần bằng cử nhân luật trở lên bao gồm:
- Kiểm soát viên ngân hàng cao cấp;
- Kiểm soát viên chính ngân hàng;
- Kiểm soát viên ngân hàng.
Bên cạnh đó, các vị trí trên còn các yêu cầu khác liên quan về trình độ đào tạo như sau:
(1) Đối với Kiểm soát viên ngân hàng cao cấp
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp (hoặc tương đương) hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
(2) Đối với Kiểm soát viên chính ngân hàng: Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính (hoặc tương đương) hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
(3) Đối với kiểm soát viên ngân hàng: Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên (hoặc tương đương).
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, các vị trí công chức ngân hàng này chỉ áp dụng cho những cá nhân làm việc tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, một sinh viên mới tốt ra trường đã có thể ứng tuyển vào công chức ngân hàng và bắt đầu từ vị trí kiểm soát viên ngân hàng. Ngoài bằng cử nhân luật, các bạn sinh viên còn phải chuẩn bị hoặc cần đi học tập các chứng chỉ liên quan về việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước để bổ sung vào hồ sơ ứng tuyển.
Xem thêm: Từ 01/01/2023, cử nhân luật có thể làm công chức ngân hàng
Cử nhân Luật có thể trở thành một công chức ngân hàng vào năm 2023 (Hình từ internet)
3. Tìm hiểu công việc của kiểm soát viên ngân hàng
Kiểm soát viên ngân hàng được xem là vị trí khởi đầu của một công chức ngân hàng dành cho các cử nhân luật mới tốt nghiệp ra trường và nguyện vọng làm tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3.1. Kiểm soát viên ngân hàng là vị trí như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 14/2022/TT-NHNN, kiểm soát viên ngân hàng là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Do đó, khi làm việc tại vị trí kiểm soát viên ngân hàng là đã trở thành một công chức ngân hàng thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3.2. Các công việc của kiểm soát viên ngân hàng
Khi trở thành một kiểm soát viên ngân hàng, các công việc bạn phải đảm nhận bao gồm:
- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các cơ chế, quy chế, kế hoạch về kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán trong phạm vi được phân công; kiến nghị, đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý những thiếu sót, vi phạm tại các đơn vị được kiểm soát, kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và pháp luật về các kiến nghị, đề xuất của mình;
- Tổng kết, đánh giá đúc rút kinh nghiệm kiểm soát, kiểm toán các mặt hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ được giao để đảm bảo tổ chức thực hiện kiểm soát, kiểm toán hoạt động của Ngân hàng Nhà nước chặt chẽ và có hiệu quả; trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi chế độ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước;
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm soát, kiểm toán, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm soát, kiểm toán.
4. Mức lương của kiểm soát viên ngân hàng là bao nhiêu?
Lương của công chức nói chung và lương của công chức ngân hàng nói riêng sẽ tính theo lương cơ sở nhân với hệ số lương tương ứng với vị trí đang làm việc.
Nghị định 204/2004/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) thì kiểm soát viên ngân hàng sẽ được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (Bảng 2).
Khi đó, Kiểm soát viên ngân hàng sẽ thuộc công chức loại A1 và hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.
Hiện hành, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP)
Tuy nhiên, vào ngày 11/11/2022, với việc Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 69/2022/QH15 thì lương cơ sở sẽ tăng lên 1.800.000 đồng/tháng và mức lương này sẽ áp dụng từ ngày 01/7/2023.
Như vậy, mức lương của kiểm soát viên ngân hàng vào năm 2023 như sau:
Hệ số lương | Mức lương từ ngày 01/01/2023 đến 30/6/2023 Đơn vị: Đồng | Mức lương từ ngày 01/7/2023 Đơn vị: Đồng |
2.34 | 3.486.600 | 4.212.000 |
2.67 | 3.978.300 | 4.806.000 |
3.00 | 4.470.000 | 5.400.000 |
3.33 | 4.961.700 | 5.994.000 |
3.66 | 5.453.400 | 6.588.000 |
3.99 | 5.945.100 | 7.182.000 |
4.32 | 6.436.800 | 7.776.000 |
4.65 | 6.928.500 | 8.370.000 |
4.98 | 7.420.200 | 8.964.000 |
Như vậy có thể thấy, mức lương khởi điểm của một cử nhân luật mới tốt nghiệp làm tại vị trí kiểm soát viên ngân hàng có sự thay đổi khác nhau ở hai thời điểm: Trước ngày 01/7/2023, thì mức lương khởi điểm là 3.486.600 đồng/tháng và sau ngày 01/7/2023 sẽ tăng lên 4.212.000.
Xem thêm: Bảng lương công chức ngân hàng năm 2023
Tóm lại với quy định mới này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tạo thêm cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên luật mới tốt nghiệp ra trường có thể làm đúng ngành mình đã theo học và góp phần tận dụng thêm nguồn lao động có trình độ đại học có bằng cử nhân luật vào làm trong lĩnh vực ngân hàng.
Tìm kiếm cơ hội việc làm ngành Tài chính - Ngân hàng mới nhất tại đây:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Những nội dung nào phải công khai khi dạy thêm ngoài nhà trường? Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường được quy định như thế nào?
Nghị định 168 do cơ quan nào ban hành? Ai có trách nhiệm thi hành Nghị định 168?
Chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ như thế nào? Sĩ quan tại ngũ trong Quân đội có các chế độ nghỉ nào?
Mức xử phạt đối với chủ xe có hành vi tự tăng giá vé xe khách dịp Tết Nguyên đán 2025 là bao nhiêu theo quy định? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?