Soạn bài Hai đứa trẻ lớp 12 chi tiết nhất?

Soạn bài Hai đứa trẻ lớp 12 chi tiết nhất? Nhiệm vụ của học sinh THPT được quy định như thế nào?

Đăng bài: 15:00 05/04/2025

Soạn bài Hai đứa trẻ lớp 12 chi tiết nhất?

Bài văn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam là một tác phẩm nổi bật trong nền văn học hiện thực Việt Nam, khắc họa một cách sâu sắc cuộc sống của những người dân nghèo trong xã hội cũ. Câu chuyện không chỉ phản ánh sự vất vả của cuộc sống mà còn gửi gắm những thông điệp về hy vọng, sự kiên cường và những ước mơ giản dị của con người trong hoàn cảnh khó khăn. Qua việc miêu tả những đứa trẻ sống trong một thị trấn nhỏ, Thạch Lam đã thể hiện tài năng miêu tả tâm lý và bức tranh xã hội lúc bấy giờ.

Dưới đây là soạn bài Hai đứa trẻ lớp 12 chi tiết và dễ hiểu nhất, để hiểu rõ hơn về giá trị nhân văn và nghệ thuật của tác phẩm.

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Thạch Lam sinh năm 1910 mất năm 1942, ông tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, nhưng sau này đổi là Nguyễn Tường Lân.

- Thạch Lam sinh ra tại Hà Nội nhưng có nhiều năm tháng tuổi thơ sống ở quê ngoại, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

2. Tác phẩm

- Bố cục gồm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”: Cảnh phố huyện lúc chiều tàn.

+ Phần 2: Tiếp theo cho đến “có những cảm giac mơ hồ không hiểu”: Cuộc sống phố huyện khi về đêm.

+ Phần 3: Còn lại: Cảnh đoàn tàu chạy qua phố huyện.

- Giá trị nội dung: Thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với cuộc sống cơ cực quẩn quanh, tăm tối của những con người ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng. Đồng thời ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước vọng đổi đời mơ hồ trong họ.

- Giá trị nghệ thuật

+ Cốt truyện đơn giản như không có truyện.

+ Miêu tả nội tâm chân thực, tinh tế.

+ Chất liệu hiện thực hòa quyện cùng lãng mạn, yếu tố tự sự đan cài với trữ tình tạo nên nét đặc sắc khó lẫn cho tác phẩm.

II. Hướng dẫn soạn bài Hai đứa trẻ

Câu 1: Tóm tắt nội dung câu chuyện được kể và chỉ ra đặc điểm cách xây dựng cốt truyện trong Hai đứa trẻ.

- Hai Đứa Trẻ kể về một buổi chiều và đêm ở một phố huyện nghèo qua góc nhìn của hai chị em Liên và An. Câu chuyện bắt đầu khi mặt trời lặn, phố huyện chìm vào bóng tối. Liên và An ngồi ở quán nhỏ của gia đình, quan sát cuộc sống xung quanh. Họ thấy những người bán hàng rong, những đứa trẻ nghèo khổ, và những người dân phố huyện sống trong cảnh nghèo khó và buồn tẻ.

Khi đêm xuống, phố huyện càng trở nên tĩnh lặng. Hai chị em chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua, mang theo ánh sáng và âm thanh, như một tia hy vọng nhỏ nhoi trong cuộc sống tẻ nhạt của họ. Chuyến tàu đến rồi đi, mang theo những ước mơ và khát vọng của Liên và An về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Đặc điểm cách xây dựng cốt truyện

+ Cốt truyện đơn giản, tập trung vào tâm trạng và cảm xúc: Thạch Lam không xây dựng cốt truyện phức tạp với nhiều sự kiện kịch tính. Thay vào đó, ông tập trung vào việc miêu tả tâm trạng và cảm xúc của nhân vật, tạo nên một bức tranh tĩnh lặng nhưng đầy cảm xúc.

- Miêu tả chi tiết và tinh tế: Tác giả sử dụng ngôn ngữ miêu tả chi tiết, tinh tế để khắc họa cảnh vật và con người. Những chi tiết nhỏ nhặt như ánh đèn dầu, tiếng côn trùng kêu, hay hình ảnh chuyến tàu đêm đều được miêu tả sống động, góp phần tạo nên không khí buồn tẻ nhưng đầy chất thơ của phố huyện.

- Tính hiện thực và nhân đạo: Thạch Lam phản ánh chân thực cuộc sống nghèo khó của người dân phố huyện, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với những con người nghèo khổ. Ông khơi gợi niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn, dù chỉ là những tia hy vọng nhỏ nhoi.

Câu 2: Bức tranh phố huyện đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào và có đặc điểm gì? Làm rõ ý nghĩa của việc miêu tả bức tranh ấy trong văn bản.

Bức tranh phố huyện được miêu tả theo trình tự thời gian từ cảnh chiều xuống, đến cảnh đêm về và cảnh đêm khuya. Trong đó:

- Cảnh chiều xuống: tập trung vào cảnh chợ chiều hiu hắt ở phố huyện nghèo.

- Cảnh đêm về: miêu tả hoạt động buôn bán, trò chuyện của cư dân phố huyện.

- Cảnh đêm khuya: tái hiện cảnh đoàn tàu đi qua và không gian tĩnh lặng của phố huyện.

Bức tranh phố huyện được nhìn qua tâm trạng của Liên. Điều này tạo nên chất trữ tình cho truyện. Tâm trạng của Liên gắn liền với không gian phố huyện.

Câu 3: Xác định ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản và cho biết tác dụng của ngôi kể?

- Sử dụng ngôi kể thứ ba.

- Điểm nhìn trần thuật chủ yếu tập trung vào nhân vật Liên. Qua điểm nhìn này, người đọc có thể cảm nhận sâu sắc những suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của Liên khi quan sát cuộc sống xung quanh.

- Tác dụng:

+ Tạo sự khách quan: Cho phép người đọc có cái nhìn toàn diện về các sự kiện và nhân vật.

+ Miêu tả chi tiết và tinh tế: giúp tạo nên bức tranh sống động và chân thực về cuộc sống ở phố huyệnh

+ Tạo sự đồng cảm: Những cảm xúc và suy nghĩ của Liên được miêu tả một cách tinh tế, giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống và tâm trạng của cô bé.

Câu 4: Nêu và phân tích ý nghĩa:

a. Một số câu văn, đoạn văn sử dụng kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

b. Một số hình ảnh, chi tiết xuất hiện nhiều lần trong văn bản.

a. Thạch Lam sử dụng ánh sáng để miêu tả bóng tối, như trong câu: “An Liên lặng lẽ ngước mắt nhìn các vì sao”. Tuy nhiên, ánh sáng từ sao và đom đóm chỉ làm nổi bật màn đêm thăm thẳm.

b. Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, tượng trưng cho niềm vui hiếm hoi của hai chị em Liên. Đoàn tàu mang đến ký ức đẹp về Hà Nội và tượng trưng cho một cuộc sống nhộn nhịp, tươi sáng hơn.

Câu 5: Theo bạn, truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết theo phong cách sáng tác nào? Dựa vào đâu?

- Phong cách: Hiện thực và lãng mạn

- Thể hiện ở chỗ tác phẩm Hai đứa trẻ không có cốt truyện phức tạp, bắt đầu bằng những cảm xúc mơ hồ, mong manh của nhân vật, tạo nên sự nhẹ nhàng, cuốn hút người đọc bằng cách miêu tả tâm trạng và cảm xúc của nhân vật chính.

Câu 6: Bạn cảm thấy truyện “Hai đứa trẻ” có giá trị nhân văn và thẩm mỹ không? Vì sao?

Truyện “Hai đứa trẻ” có giá trị nhân văn sâu sắc bởi truyện miêu tả dù chúng ta có sống trong hoàn cảnh nào, nghèo khó, tăm tối hay tù túng đến đâu thì hãy cố gắng vươn tới một điều gì đó tốt đẹp hơn để có thể thay đổi cuộc sống của chính mình.

Lưu ý: Thông tin về "Soạn bài Hai đứa trẻ lớp 12 chi tiết nhất?" chỉ mang tính chất tham khảo!

Soạn bài Hai đứa trẻ lớp 12 chi tiết nhất?

Soạn bài Hai đứa trẻ lớp 12 chi tiết nhất? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của học sinh THPT được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của học sinh như sau:

Nhiệm vụ của học sinh
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
2. Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Theo đó, từ quy định nêu trên thì nhiệm vụ của học sinh THPT bao gồm:

[1] Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

[2] Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

[3] Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

[4] Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

[5] Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

28 Phạm Lê Trung Hiếu

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...