Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Có một kiểu sinh viên rất thờ ơ trong kỳ thực tập
Thực tập được xem là học phần cuối cùng và quan trọng trong xuyên suốt quá trình học đại học. Kỳ thực tập được xem là cơ hội giúp sinh viên làm quen với môi trường thực tế và có cái nhìn bao quát hơn về công việc so với chuyện học lý thuyết. Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều bạn sinh viên xem thực tập chỉ là hình thức và rất thờ ơ với việc thực tập.
Có một thực tế không thể phủ nhận rằng hầu hết sinh viên đều nghĩ công việc chính của thực tập sinh là sai vặt, pha trà, rót nước, được thành thạo và chuyên nghiệp hơn bên máy photo copy và nhiều nhà tuyển dụng cũng cho là sinh viên thực tập chuyên môn kém, kỹ năng không có nên sẽ không hoàn thành tốt công việc được giao.
Điều này phần nào đã biến sinh viên trở nên trì trệ, không chủ động khiến cho việc thực tập không đạt được mục tiêu ban đầu của nó là từ lý thuyết đi đến thực tiễn thực hành dễ dàng cọ xát với nghề hơn.
Thực trạng thực tập nhưng không thực tập
Các bạn sinh viên thông thường sẽ có 02 tháng để bước vào kỳ thực tập tại các công ty doanh nghiệp trong lĩnh vực liên quan đến ngành học nhưng bên cạnh những bạn sinh viên tích cực xem kỳ thực tập là nơi rèn luyện kiến thức thì có không ít bạn gửi giấy thực tập nhờ công ty người quen hay nhờ người phụ trách ký chứng nhận thực tập, nhận xét những lời hoa mỹ đạt điểm cao trong kỳ đánh giá.
Đây thực chất là một hình thức đối phó không chấp nhận được và điều đáng buồn hơn nữa là phụ huynh chính là đầu mối trực tiếp giúp con liên hệ với người quen để ký xác nhận thực tập mặc dù không hề thấy mặt trên công ty cũng như không tích lũy một chút kiến thức kinh nghiệm thực tế nào.
Thực tập như đi chơi
Tình trạng sinh viên đi thực tập chỉ mang ý nghĩa hình thức không còn quá xa lạ. Sinh viên đến công ty thực tập nhiều lúc như người vô hình và nhân viên chính thức của công ty cũng như cấp trên cũng không quá để tâm đối với những kiểu sinh viên như thế này.
Có thể lúc đầu bạn nghĩ bản thân sẽ thoải mái vì không ai nói gì nhưng thực tế họ sẽ đánh giá bạn từ xa, nếu bạn không thể hiện tốt thì một cái đóng dấu xác nhận thực tập không quá to lớn nhưng bạn sẽ không bao giờ có cơ hội trở thành nhân viên chính thức tại công ty nơi bạn đang thực tập.
Báo cáo hay là “nói láo”
Hệ lụy của những bạn sinh viên không đi thực tập hay không thực tập một cách đúng nghĩa thì báo cáo thực tập, dữ liệu làm báo cáo sẽ không có. Và biện pháp hữu hiệu nhất lúc này chính là “bác Google”. Dĩ nhiên nhà trường biết thừa những số liệu sinh viên gửi đến có phần ảo và nhan nhản trên mạng từ năm này sang năm khác nhưng vì muốn cho sinh viên kết thúc kỳ thực tập tốt đẹp các thầy cô cũng mắt nhắm mắt mở cho qua.
Nếu tình hình này diễn ra quá nhiều thì chắc chắn chất lượng sinh viên sẽ đi xuống và học kỳ thực tập không mang đúng bản chất như tên gọi đó là học thực hành.
Thực tập là để tích lũy kinh nghiệm, vốn sống để ra đời làm việc sẽ không bị bở ngỡ. Mong rằng các bạn sinh viên coi trọng quá trình thực tập để có một kỳ thực tập vui vẻ bổ ích hơn phục vụ công việc sau này.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?