Chốt tổ chức địa phương 2 cấp mới nhất theo Kết luận 137?

Chốt tổ chức địa phương 2 cấp mới nhất theo Kết luận 137? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định ra sao?

Đăng bài: 18:15 14/04/2025

Chốt tổ chức địa phương 2 cấp mới nhất theo Kết luận 137?

Ngày 28/03/2025, Ban Chấp hành Trung ương đã có Kết luận 137-KL/TW năm 2025 về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp như sau:

Căn cứ tại mục 3 Kết luận 137-/KL-TW năm 2025 về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp như sau:

- Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

+ Thực hiện đúng chủ trương theo Kết luận số 130-KL/TW, ngày 14/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp (còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương), tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp.

+ Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay kể từ ngày 01/7/2025 sau khi Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. Giao Đảng uỷ Chính phủ phối hợp với Đảng uỷ Quốc hội nghiên cứu quy định thời gian chuyển tiếp để hoàn thành việc bàn giao, kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện và thời gian chính thức đi vào hoạt động của các cơ quan cấp tỉnh, cấp xã sau khi sắp xếp, sáp nhập, bảo đảm hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập.

- Về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã:

+ Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 50% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay.

Giao Chính phủ căn cứ định hướng sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tình hình thực tiễn, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về tiêu chí cụ thể, bảo đảm quy mô phù hợp, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.

+ Không thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính có vị trí biệt lập hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

+Trường hợp sắp xếp phường với các đơn vị hành chính cùng cấp (xã, phường, thị trấn) thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp các xã, thị trấn thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là xã.

+ Khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã cần chú trọng các yếu tố đặc thù lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; liên kết tiểu vùng, vùng tỉnh; quy mô, trình độ phát triển kinh tế; bảo đảm quốc phòng, an ninh; hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời phải bảo đảm tương quan hợp lý, tránh tạo sự giãn cách lớn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số giữa các xã, phường mới sau sắp xếp; bảo đảm chính quyền địa phương cấp cơ sở thực sự gần dân, sát dân.

+ Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã không giới hạn trong phạm vi địa giới hành chính của cấp huyện, cấp xã hiện nay.

Việc đặt tên của đơn vị hành chính cấp cơ sở sau sắp xếp cần dễ nhận diện, ngắn gọn, khoa học; khuyến khích đặt tên theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin; đặt tên của đơn vị hành chính có giá trị lịch sử, truyền thống, văn hoá và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ.

Như vậy, Kết luận 137-/KL-TW năm 2025 của Bộ Chính trị đề cập đến việc sắp xếp lại chính quyền cấp tỉnh, tổ chức lại chính quyền cấp xã và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.

Chốt tổ chức địa phương 2 cấp mới nhất theo Kết luận 137?

Chốt tổ chức địa phương 2 cấp mới nhất theo Kết luận 137? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

- Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.

- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

- Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.

- Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.

15 Lê Ngọc Phương Thanh

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...