Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Chống người thi hành công vụ có bị phạt tù không?
Chống người thi hành công vụ có bị phạt tù không? Những ai là người thi hành công vụ theo quy định pháp luật?
Những ai là người thi hành công vụ theo quy định pháp luật? Hành vi chống người thi hành công vụ là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau:
- Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
- Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chống người thi hành công vụ có bị phạt tù không? (Hình từ Internet)
Những hành vi bị cấm đối với người thi hành công vụ là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 208/2013/NĐ-CP, quy định các hành vi bị cấm đối với người thi hành công vụ như sau:
- Vi phạm trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ.
- Tham nhũng, tiêu cực, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực trong khi thi hành công vụ.
- Vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ.
- Lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác.
- Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người thi hành công vụ có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các hành vi bị cấm nhằm ngăn chặn việc lạm quyền, thái độ thiếu chuẩn mực, tham nhũng, vi phạm thẩm quyền hoặc gây tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của người dân.
Những hành vi vi phạm như hách dịch, tiêu cực, vi phạm quy định về sử dụng vũ khí, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác hay lợi dụng công vụ để trục lợi cá nhân đều bị nghiêm cấm và có thể dẫn đến các chế tài xử lý.
Chống người thi hành công vụ có bị phạt tù không?
Căn cứ Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:
Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, hành vi chống người thi hành công vụ là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ phải chịu những chế tài khác nhau. Cụ thể, người vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Trường hợp phạm tội có tình tiết tăng nặng, như hành động có tổ chức, phạm tội nhiều lần, xúi giục người khác, gây thiệt hại lớn về tài sản hoặc tái phạm nguy hiểm, mức án tù có thể tăng từ 2 năm đến 7 năm.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];