Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Các phong tục truyền thống đêm giao thừa cần biết để lộc cả năm 2025?
Các phong tục truyền thống đêm giao thừa cần biết để lộc cả năm 2025? Người dân có được phép bắn pháo hoa Bộ Quốc phòng đêm giao thừa hay không?
Các phong tục truyền thống đêm giao thừa cần biết để lộc cả năm 2025?
Đêm giao thừa (hay còn gọi là đêm 30 Tết) là thời điểm đặc biệt quan trọng trong năm đối với người Việt Nam.
Đây là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mang theo hy vọng về một năm mới đầy may mắn, hạnh phúc và tài lộc. Để đón năm mới với nhiều tài lộc và phúc khí, người Việt thường thực hiện nhiều phong tục, tập quán truyền thống.
Dưới đây là một số phong tục cần biết để đón giao thừa thật sự trọn vẹn và may mắn:
[1] Cúng giao thừa
Một trong những phong tục truyền thống không thể thiếu trong đêm giao thừa chính là cúng giao thừa. Ở mỗi vùng miền và địa phương có cách bài trí và lễ cúng khác nhau.
Tuy nhiên chung quy lại lễ cúng giao thừa vẫn mang ý nghĩa là một lời tạm biệt cho năm cũ đã qua và cầu mong năm mới sẽ có nhiều niềm hân hoan và may mắn hơn.
[2] Chọn hướng xuất hành
Đây là nghi thức gia chủ sẽ là người xuất hành khỏi nhà theo hướng và thời gian mà họ cho là may mắn sau khi lễ cúng đêm giao thừa.
Người phương Đông có quan niệm rằng, việc lựa chọn đúng hướng, ngày giờ xuất hành sẽ khiến cho gia chủ có công việc làm ăn thuận lợi, gặp nhiều may mắn trong công việc và sức khỏe được như mong muốn.
Chính vì vậy, sau khi cúng giao thừa người ta thường sẽ coi ngày giờ hợp phong thủy, bắt đầu xuất hành để cầu may cho bản thân cũng như cả gia đình.
[3] Mua muối đêm giao thừa
Các cụ có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tục lệ truyền thống từ xưa đến nay vẫn được duy trì. Muối không chỉ có ý nghĩa xua đuổi tà ma, điềm rủi mà chúng còn mang ý nghĩa thể hiện sự gắn kết tình cảm quan hệ gia đình, con cái khỏe mạnh, thuận hòa.
Do đó, sau đêm giao thừa người ta thường mua những bịch muối nhỏ được gói trong bao giấy màu vàng, màu đỏ ở các khu phố, khu chợ.
[4] Xông đất
Xông đất là một trong những tục lệ truyền thống lâu đời không thể thiếu trong đêm giao thừa. Người xông đất là người đến chúc tết đầu tiên của gia đình có thể là ngẫu nhiên đến hoặc được gia chủ lựa chọn trước sẽ hợp tuổi hợp mệnh. Hầu hết gia đình Việt rất coi trọng tục này vì họ tin rằng người đầu tiên nếu như hợp tuổi có thể đem lại may mắn, tài lộc cho cả năm.
[5] Lễ chùa, lễ đền miếu
Sau khi cúng giao thừa xong, người dân thường đi lễ chùa cầu xin Thần Phật phù hộ cho gia đình một năm mới an lành, hạnh phúc.
[6] Hái lộc
Theo quan niệm dân gian, khi đi lễ chùa đầu năm, người dân sẽ ra sân vườn chùa bẻ một cành lá gọi là hái lộc với ý nghĩa mang lộc của Thần Phật về nhà. Cành lộc này sẽ được trưng trước bàn thờ gia tiên cho đến khi tàn khô.
[7] Hương lộc
Khi đi lễ cầu an, nhiều người không hái lộc mà xin hương lộc bằng cách đốt một nén hương xong rồi mang hương đó về cắm vào bình hương bàn thờ nhà mình.
Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
[8] Mừng tuổi
Mừng tuổi là một truyền thống đẹp, đặc biệt đối với trẻ em và những người lớn tuổi. Người trẻ sẽ lì xì cho người lớn tuổi và trẻ em, cầu chúc cho họ sức khỏe, bình an, may mắn.
Đây cũng là cách để thể hiện lòng kính trọng, yêu thương và gắn kết tình thân trong gia đình.
[9] Thực hiện những lời hứa và đặt mục tiêu mới
Đêm giao thừa là thời điểm lý tưởng để mỗi người tự hứa với bản thân sẽ phấn đấu trong năm mới, đặt ra những mục tiêu mới để đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.
Việc này giúp khởi động năm mới bằng một tinh thần lạc quan và quyết tâm.
Xem thêm: Tổng hợp 10 việc nên làm vào ngày Tết Âm lịch 2025 để cả năm được may mắn?
Các phong tục truyền thống đêm giao thừa cần biết để lộc cả năm 2025? (Hình từ Internet)
Người dân có được phép bắn pháo hoa Bộ Quốc phòng đêm giao thừa hay không?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về sử dụng pháo hoa được quy định như sau:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo quy định nêu trên, thì người dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được được phép bắn pháo hoa Bộ Quốc phòng đêm giao thừa
Tuy nhiên, người dân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Nguyên tắc sử dụng pháo hoa Bộ Quốc phòng được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo quy định như sau:
[1] Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
[2] Việc quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định vả bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường.
[3] Người quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đủ điều kiện theo quy định.
[4] Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo và các loại giấy phép bị mất, hư hỏng phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền.
[5] Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo khi không còn nhu cầu, hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng phải được tiêu hủy theo quy định.
[6] Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm đúng trình tự, an toàn, bảo vệ môi trường và theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Đêm giao thừa còn có tên gọi khác là gì? Đêm giao thừa 2025 có bắn pháo bông không?
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];