Bạo loạn lật đổ là gì? Các hình thức bạo loạn gồm những loại nào? Người phạm tội bạo loạn bị xử phạt ra sao?
Bạo loạn lật đổ là gì? Các hình thức bạo loạn gồm những loại nào? Người phạm tội bạo loạn bị xử phạt ra sao, có được đương nhiên xóa án tích không?
Bạo loạn lật đổ là gì? Các hình thức bạo loạn gồm những loại nào?
Bạo loạn lật đổ là hành vi sử dụng bạo lực để chống phá, nhằm lật đổ chính quyền (địa phương hoặc trung ương) hoặc gây rối loạn an ninh chính trị và trật tự xã hội. Bạo loạn lật đổ thường do các lực lượng phản động, ly khai, hoặc nhóm đối lập trong nước, hoặc có sự cấu kết với nước ngoài, tổ chức thực hiện để lôi kéo sự tham gia của người dân.
Hình thức bạo loạn bao gồm bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, bạo loạn chính trị kết hợp vũ trang.
Lưu ý: thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Bạo loạn lật đổ là gì? Các hình thức bạo loạn gồm những loại nào? Người phạm tội bạo loạn bị xử phạt ra sao? (Hình ảnh Internet)
Người phạm tội bạo loạn bị xử phạt ra sao?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015 và khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội bạo loạn
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, theo quy định, người phạm tội bạo loạn bị xử phạt như sau:
- Là người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
- Là người đồng phạm thì bị phạt tù từ 5 đến 15 năm.
- Người chuẩn bị phạm tội bạo loạn thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm.
Người phạm tội bạo loạn có được đương nhiên xóa án tích không?
Căn cứ vào Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Theo quy định trên, các tội thuộc quy định tại Chương XIII và Chương XXVI không được đương nhiên xóa án tích.
Tội bạo loạn thuộc vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia của Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015. Như vậy, tội bạo loạn không được đương nhiên xóa án tích.
Xem thêm
Từ khóa: tội bạo loạn xóa án tích bạo loạn lật đổ bạo loạn lật đổ là gì hình thức bạo loạn người phạm tội bạo loạn
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết mới nhất
