Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Ai là người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên mặt trăng?
Ai là người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên mặt trăng? Tại sao cần khẩn trương thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ?
Ai là người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên mặt trăng?
Căn cứ phần Mở đầu của Chiến lược Ban hành kèm theo Quyết định 137/2006/QĐ-TTg, về việc ai là người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên mặt trăng như sau:
...
Qua gần 50 năm phát triển, ngày nay khoa học và công nghệ vũ trụ đã được ứng dụng hết sức rộng rãi và có hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, … của hầu hết các quốc gia tiên tiến trên thế giới, kể cả tại nhiều nước đang phát triển. Bước sang thế kỷ 21, một số nước đã đặt mục tiêu cao hơn: xây dựng căn cứ trên mặt trăng để khai thác và trung chuyển người lên sao Hoả.
Nhà nước ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ. Ngày 27 tháng 12 năm 1979, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 454/CP thành lập “Ủy ban Nghiên cứu vũ trụ Việt Nam” và giao cho Ủy ban thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị nội dung khoa học cho “Chuyến bay vũ trụ Liên Xô - Việt Nam”. Từ 23 đến 31 tháng 7 năm 1980, chuyến bay hỗn hợp Xô - Việt đã được thực hiện thành công. Phi công vũ trụ đầu tiên của Việt Nam Phạm Tuân đã cùng bay với nhà du hành vũ trụ Nga V.V Gorơbatcô và thực hiện một số thí nghiệm khoa học trong vũ trụ.
Trong những năm qua, một số thành tựu của khoa học và công nghệ vũ trụ đã được triển khai ứng dụng ở nước ta, đặc biệt trong các lĩnh vực thông tin liên lạc, khí tượng thủy văn, viễn thám, định vị nhờ vệ tinh, ... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, phạm vi và hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở nước ta còn hạn chế, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong tương lai của đất nước.
...
Như vậy, người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là phi công vũ trụ Phạm Tuân. Ông đã cùng bay với nhà du hành vũ trụ Nga V.V Gorơbatcô và thực hiện một số thí nghiệm khoa học trong vũ trụ.
Ai là người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên mặt trăng? Tại sao cần khẩn trương thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ? (Hình ảnh Internet)
Tại sao cần khẩn trương thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ?
Căn cứ Tiểu mục 3 Mục II Chiến lược Ban hành kèm theo Quyết định 137/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 quy định về sự cần thiết, cấp bách của việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ như sau:
Trong khoảng 30 năm vừa qua, lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng CNVT đã có một số đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại hóa, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập mạnh mẽ, cùng với sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả của các lĩnh vực KHCN có liên quan như công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử, công nghệ vật liệu, ... đã và đang tạo các điều kiện rất thuận lợi cho việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở nước ta.
Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta còn thấp và nhận thức của các cấp, các ngành trong những năm qua về vai trò của CNVT còn chưa đầy đủ, nên việc nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở nước ta còn tản mạn, thiếu định hướng và sự phối hợp liên ngành. Chúng ta chưa có chính sách quốc gia về nghiên cứu và ứng dụng CNVT. Đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực này còn ít, lại thiếu tập trung, nên hiệu quả chưa cao. Cho đến nay, hạ tầng CNVT của nước ta hầu như chưa có gì đáng kể, lực lượng cán bộ còn quá ít và bị phân tán. Về mặt tổ chức, nước ta cũng chưa có một cơ quan cấp quốc gia được chính thức giao nhiệm vụ phối hợp ứng dụng, nghiên cứu phát triển CNVT vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Tình hình trên nếu không sớm khắc phục sẽ dẫn đến nguy cơ ngày càng tụt hậu, ngay cả so với nhiều nước trong khu vực, không tận dụng được những tiềm năng, cơ hội phát triển và hiệu quả to lớn mà lĩnh vực CNVT có thể mang lại nhằm góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh phòng thủ của đất nước và hội nhập quốc tế.
Để CNVT có đóng góp một cách có hiệu quả nhất vào sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước, đặc biệt trong tình hình thế giới và trong nước hiện nay, góp phần thực hiện mục tiêu đưa nước ta đến năm 2020 về cơ bản thành một nước công nghiệp hóa, việc xây dựng và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 là thực sự cần thiết và cấp bách.
Như vậy, cần phải khẩn trương, cấp bách thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ vì:
- Phải tận dụng xu thế toàn cầu hóa và cơ hội từ các ngành KHCN liên quan: Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực như công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử, công nghệ, vật liệu
- Khắc phục tình trạng tụt hậu: Việc nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở Việt Nam còn tản mạn, thiếu định hướng, thiếu sự phối hợp liên ngành, và hạ tầng CNVT gần như chưa đáng kể. Đầu tư còn hạn chế, hiệu quả thấp, lực lượng cán bộ ít và phân tán. Nếu không khắc phục sớm, Việt Nam có nguy cơ ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng: CNVT có tiềm năng đóng góp lớn vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường quốc phòng, an ninh, và hội nhập quốc tế.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];