Tổng hợp bài test ADHD cho người lớn và trẻ em? ADHD có chữa được không?

Thông tin về ADHD: Tổng hợp bài test ADHD cho người lớn và trẻ em? Triệu chứng lâm sàn của ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý?

Đăng bài: 13:46 20/02/2025

Tổng hợp bài test ADHD cho người lớn và trẻ em?

ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn tăng động giảm chú ý.

Theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp ban hành kèm theo Quyết định 2058/QĐ-BYT năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, định nghĩa về ADHD hay rối loạn tăng động giảm chú ý như sau:

Rối loạn tăng động giảm chú ý là một rối loạn thường gặp trong thực hành lâm sàng tâm thần học trẻ em. Phần lớn các trường hợp thường có biểu hiện triệu chứng giảm chú ý kết hợp với rối loạn tăng động

Đặc điểm nổi bật của rối loạn này là người bệnh không thể duy trì sự tập trung chú ý cần thiết vào một sự vật, một chủ đề, một công việc nào đó mà luôn thay đổi sự tập trung chú ý vào những vật, sự việc, những kích thích xung quanh. Điều này dẫn đến hậu quả là xuất hiện những triệu chứng tăng vận động, người bệnh luôn hoạt động nhưng lại không thể hoàn tất một công việc nào đó khi được yêu cầu, được giao phó.

Tham khảo 2 bài test ADHD cho người lớn sau đây:

1. Thang tự đánh giá ADHD cho người lớn (ASRS) – Part A

Thang tự đánh giá ADHD này được điều chỉnh từ ASRS Screener do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Nhóm công tác về ADHD, mỗi câu được đánh giá theo thang điểm từ 0 – 4. Điểm số càng cao càng cho thấy mức độ biểu hiện của các triệu chứng liên quan đến rối loạn này.

+ 0 điểm: Không bao giờ

+ 1 điểm: Hiếm khi

+ 2 điểm: Đôi khi

+ 3 điểm: Thường xuyên

+ 4 điểm: Rất thường xuyên

Cách đánh giá kết quả bài test: Nếu điểm số từ 14 điểm trở lên, đây là dấu hiệu cho thấy cá nhân có thể đang mắc phải triệu chứng ADHD. Trong trường hợp này, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia tâm lý để có chẩn đoán chính xác và sự hỗ trợ cần thiết.

6 trong số 18 câu hỏi được tìm thấy (phần A) là tiêu chí chẩn đoán sơ bộ về các triệu chứng phù hợp với ADHD. Nội dung phần A bài test ADHD cho người lớn như sau:

  1. Bạn có thường trì hoãn, chần chừ trong công việc đến phút cuối cùng?
  2. Bạn có thường ngắt lời, chen ngang khi ai đó đang nói chuyện?
  3. Bạn có thường xuyên không thể ngồi yên trong các cuộc họp, cuộc gặp gỡ quan trọng?
  4. Bạn có gặp khó khăn khi duy trì sự chú ý vào những gì người khác đang nói trực tiếp với bạn?
  5. Bạn có thường gặp khó khăn trong việc thư giãn vào thời gian rảnh?
  6. Bạn có phải phụ thuộc vào người khác bởi họ giúp tổ chức công việc, quản lý thời gian và chú ý đến chi tiết trong cuộc sống hàng ngày?

2. Bài test ADHD cho người lớn tham khảo:

Người thực hiện có 5 lựa chọn cho mỗi câu hỏi:

+ 0 điểm: Không bao giờ

+ 1 điểm: Hiếm khi

+ 2 điểm: Đôi khi

+ 3 điểm: Thường xuyên

+ 4 điểm: Rất thường xuyên

- Điểm số từ 0 – 28: Khả năng mắc ADHD ở mức thấp hoặc trung bình.

- Điểm số từ 29 – 48: Xác suất cao có thể gặp phải triệu chứng ADHD.

Dưới đây là các câu hỏi của bài test ADHD ở người lớn:

  1. Bạn có thường đưa ra các quyết định nhanh chóng mà không suy nghĩ kỹ về hậu quả không?
  2. Bạn có thấy khó tập trung khi tham gia vào các hoạt động nhóm không?
  3. Bạn có hay trì hoãn khi phải bắt đầu một nhiệm vụ, dự án đòi hỏi nhiều suy nghĩ không?
  4. Tâm trí bạn có thường cảm thấy lộn xộn, khó tập trung vào một việc duy nhất không?
  5. Bạn có thường bồn chồn, không thể ngồi yên trong thời gian dài không?
  6. Bạn có thường cảm thấy tâm trạng thay đổi thất thường từ phấn chấn sang buồn bã không?
  7. Bạn có thấy khó tự sắp xếp, tổ chức một nhiệm vụ nào đó không?
  8. Bạn có thường bỏ lỡ những gì người khác đang nói trong cuộc trò chuyện không?
  9. Bạn có thường cáu kỉnh, nóng tính không?
  10. Bạn có cảm thấy mình luôn bị thôi thúc phải hoạt động, không ngừng di chuyển như thể bị điều khiển bởi máy móc không?
  11. Bạn có thấy khó khăn trong việc hoàn thành các dự án, nhiệm vụ không?
  12. Bạn có hay quên các cuộc hẹn quan trọng không?

Tham khảo bài test ADHD cho trẻ em:

Với mỗi câu trả lời “Có” sẽ tính 1 điểm và “Không” tính 0 điểm. Cụ thể: Bài test 1 dưới 5 điểm chứng tỏ trẻ bình thường. 

1. Trẻ có thường xuyên ngọ nguậy chân tay hay không thể ngồi yên một chỗ không? 

2. Trẻ có chạy nhảy, leo trèo mà không ý thức sự nguy hiểm của các hành động này không? 

3. Trẻ dễ bị xao nhãng và mất tập trung bởi các yếu tố bên ngoài, bao gồm cả âm thanh và tiếng động nhỏ không?

4. Trẻ không tập trung và khó hiểu những gì người lớn truyền đạt, dễ bỏ qua các thông tin quan trọng. 

5. Khả năng tự quản lý, lập kế hoạch và sắp xếp công việc của trẻ có kém hay không. 

6. Trẻ có dễ bị quên hay thường xuyên làm mất đồ dùng cá nhân như dụng cụ học tập, đồ chơi,... không? 

7. Kiểm tra trí nhớ của trẻ xem có dễ quên các hoạt động thường ngày hay không, kể cả những việc quen thuộc như vệ sinh cá nhân,.... 

Các bài Test ADHD trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Tổng hợp bài test ADHD cho người lớn và trẻ em? ADHD có chữa được không?

Tổng hợp bài test ADHD cho người lớn và trẻ em? ADHD có chữa được không? (Hình từ Internet)

ADHD có chữa được không? Quy định về sử dụng thuốc trong điều trị ADHD?

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị ADHD nhằm cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp cải thiện khả năng tập trung và giảm bốc đồng.

Căn cứ theo Sơ đồ/phác đồ điều trị tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp ban hành kèm theo Quyết định 2058/QĐ-BYT năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, các loại thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị ADHD- rối loạn tăng động giàm chú ý gồm:

- Nhóm thuốc kích thần (Methylphenidate, Dextroamphetamine): là lựa chọn hàng đầu. Nhưng thuốc được xếp vào nhóm thuốc gây nghiện, cần được chỉ định và theo dõi chặt chẽ.

Liều lượng: Methylphenidate 18-72 mg/ngày, tùy lứa tuổi. (Chú ý làm điện tâm đồ trước khi chỉ định điều trị).

- Atomoxetine: không thuộc nhóm thuốc kích thần nhưng cũng là lựa chọn hàng đầu trong điều trị rối loạn giảm chú ý – tăng động, thuốc có cơ chế tác dụng là ức chế tái hấp thu chất norepinephrin. Thuốc được chỉ định cho trẻ trên 6 tuổi.

Ngoài ra còn có các nhóm thuốc khác (thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm lo âu,...)

Các liệu pháp tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh phát triển kỹ năng quản lý hành vi và cải thiện tương tác xã hội.

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng với sự hỗ trợ và can thiệp kịp thời, người mắc ADHD có thể sống một cuộc sống bình thường, phát huy tối đa tiềm năng của mình và hòa nhập tốt với xã hội.

Triệu chứng lâm sàn của ADHD rối loạn tăng động giảm chú ý?

Theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp ban hành kèm theo Quyết định 2058/QĐ-BYT năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì rối loạn tăng động giảm chú ý tập trung ở ba nhóm triệu chứng chính:

- Giảm chú ý

- Tăng động

- Xung động

Các rối loạn này cũng biểu hiện ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Có trẻ biểu hiện không bao giờ hoàn tất các bài tập được giao, không nhớ nhiệm vụ của mình phải làm, luôn luôn để quên dụng cụ cá nhân hay dụng cụ học tập. Trẻ khác thì biểu hiện hiếu động lăng xăng, xung động, kích thích.

Khó khăn trong học tập là hậu quả của việc giảm tập trung chú ý và tăng động gây nên chứ không phải là do trẻ thiếu thông minh.

Rối loạn này cũng thay đổi theo thời gian. Khoảng 40 đến 70% trẻ mắc rối loạn này còn tồn tại ở tuổi vị thành niên và tỷ lệ đáng kể rối loạn này còn tồn tại ở tuổi trưởng thành.

452 Đinh Thị Trâm Anh

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...