Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính từ 1/7/2025 (Mẫu biên bản số 05 kèm theo Nghị định 190/2025/NĐ-CP)
Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính từ 1/7/2025 (Mẫu biên bản số 05 kèm theo Nghị định 190/2025/NĐ-CP)? Tải mẫu về ở đâu? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh tình tiết?
Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính từ 1/7/2025 (Mẫu biên bản số 05 kèm theo Nghị định 190/2025/NĐ-CP)
Nghị định 190/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi theo Nghị định 68/2025/NĐ-CP và Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Theo đó, Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo Mẫu biên bản số 05 ban hành kèm theo Nghị định 190/2025/NĐ-CP:
Tải về Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính:
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(**) Căn cứ tình hình thực tế của vụ việc, cá nhân/người đại diện của tổ chức có thể ký hoặc không.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(3) Ghi các căn cứ của việc lập biên bản xác minh.
(4) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(5) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Mô tả cụ thể hành vi vi phạm.
(7) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
(8) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại/tên của tổ chức bị thiệt hại.
Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính từ 1/7/2025 (Mẫu biên bản số 05 kèm theo Nghị định 190/2025/NĐ-CP) (Hình từ Internet)
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác minh các tình tiết nào?
Căn cứ Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được bổ sung bởi Khoản 10 và khoản 27 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2025 như sau:
Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính
1. Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:
a) Có hay không có vi phạm hành chính;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;
e) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
2. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.
3. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này tự mình hoặc phân công, phối hợp thực hiện xác minh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh.
Như vậy, khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:
- Có hay không có vi phạm hành chính;
- Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
- Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
- Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;
- Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
Lưu ý: Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.
Không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
>> Xem thêm: Mẫu Biên bản vi phạm hành chính mới nhất từ 1/7/2025 (Mẫu biên bản số 01 kèm theo Nghị định 190/2025/NĐ-CP)
Từ khóa: Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính Biên bản xác minh tình tiết Vi phạm hành chính Mẫu biên bản xác minh Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính Mẫu biên bản Xử phạt vi phạm hành chính
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;