Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
04 nguyên tắc dạy thêm, học thêm kể từ ngày 14/02/2025 được quy định như thế nào?
04 nguyên tắc dạy thêm, học thêm kể từ ngày 14/02/2025 được quy định như thế nào? Cơ sở dạy thêm có phải đăng kí kinh doanh không? Trách nhiệm quản lí dạy thêm tại địa phương?
04 nguyên tắc dạy thêm, học thêm kể từ ngày 14/02/2025 được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc dạy thêm, học thêm
1. Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
2. Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.
3. Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.
4. Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm..
Như vậy, 04 nguyên tắc dạy thêm, học thêm kể từ ngày 14/02/2025 được quy định như sau:
(1) Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
(2) Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.
(3) Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.
(4) Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.
Xem thêm Chính thức từ ngày 14/02/2025 có quy định về việc dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường
04 nguyên tắc dạy thêm, học thêm kể từ ngày 14/02/2025 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có phải đăng kí kinh doanh không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
2. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
3. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
Theo đó, tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường phải đăng kí kinh doanh.
Ai là người chịu trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm tại địa phương?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chịu trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm tại địa phương.
2. Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm của địa phương, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lí giáo dục và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;
b) Việc quản lí và sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm;
c) Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm.
3. Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lí; xử lí vi phạm theo quy định của pháp luật.
Do vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm tại địa phương.
Lưu ý: Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực kể từ ngày 14/02/2025.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN SỰ. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về email [email protected];
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Đánh giá học sinh tiểu học phải đáp ứng các yêu cầu nào? Đánh giá học sinh tiểu nhầm mục đích gì?
có được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học không? Tổ chức dạy thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng nào?
Căn cứ xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân là gì? Doanh nghiệp tham gia xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân tại địa phương khi nào?
Có được sử dụng tài chính công đoàn để tổ chức hoạt động đưa người lao động đi du lịch hay không? Nguồn tài chính công đoàn gồm những gì?
Từ khóa liên quan
Xem nhiều nhất gần đây
Năm 2025, ai bị phạt khi chở người không đội nón bảo hiểm? Trưởng Công an xã có quyền xử phạt hành vi chở người không đội nón bảo hiểm hay không?
Mức xử phạt lỗi không gương xe máy 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi không gắn gương chiếu hậu bên trái đối với xe máy? Các hình thức nộp phạt?
Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào? Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?
Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho học sinh 63 tỉnh thành? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương năm 2025 là gì?
Vạch xương cá là gì? Lỗi đè lên vạch xương cá năm 2025 đối với xe ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm năm 2025 là bao nhiêu? Cá nhân có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu xử lý phạt tại chỗ hay không?
Năm 2025, mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi sai làn đường là bao nhiêu? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông đường bộ từ năm 2025 được quy định như thế nào?
Làm thế nào để tra cứu phạt nguội tại tra web Cục Đăng Kiểm Việt Nam www.vr.org.vn?
Hút pod phạt bao nhiêu từ năm 2025? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người hút pod là bao lâu? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người hút pod không?