TOÀN VĂN Dự thảo Nghị định về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
TOÀN VĂN Dự thảo Nghị định về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp? Trường hợp nào không bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN?
TOÀN VĂN Dự thảo Nghị định về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (Hình từ Internet)
Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo Nghị định quy định một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
TOÀN VĂN Dự thảo Nghị định về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
Cụ thể Dự thảo Nghị định này quy định chi tiết các điều khoản sau đây của Luật Bảo hiểm xã hội 2024: khoản 4 Điều 35, khoản 1 và khoản 2 Điều 39, khoản 4 Điều 40, khoản 4 Điều 41, khoản 7 Điều 130, khoản 5 Điều 131.
Quy định một số biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm xã hội 2024 gồm: đôn đốc thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, biện pháp xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiêp; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội.
Đối tượng áp dụng Dự thảo Nghị định quy định một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội gồm:
- Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013.
- Người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức khác có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Dự thảo Nghị định.
- Người có thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V Dự thảo Nghị định.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội và xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Dự thảo Nghị định.
Xem toàn văn dự thảo Nghị định quy định một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Trường hợp nào không bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo đề xuất mới của Bộ Nội vụ?
Theo Điều 4 Dự thảo Nghị định, các trường hợp không bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại khoản 4 Điều 38, khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được quy định như sau:
- Người sử dụng lao động đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng thời hạn do gặp phải sự cố khách quan không thể lường trước được và khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Người sử dụng lao động không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp do gặp phải sự cố khách quan không thể lường trước được và khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];