Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Đề xuất tăng mức định khung về tội thao túng thị trường chứng khoán
Dự kiến tăng mức định khung về tội thao túng thị trường chứng khoán được nêu tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Dự kiến tăng mức định khung về tội thao túng thị trường chứng khoán được nêu tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Thế nào là thao túng thị trường chứng khoán? Tác động của việc thao túng thị trường chứng khoán là gì?
1. Thế nào là thao túng thị trường chứng khoán?
Hiện nay Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể thế nào là thao túng thị trường chứng khoán mà chỉ có một vài quy định đề cập về giá chứng khoán. Thao túng thị trường chứng khoán theo góc độ kinh tế có thể hiểu là việc sử dụng gian lận nhằm tạo cung - cầu giả và giá chứng khoán giả.
Đây là một hình thức lạm dụng thị trường bằng những chiêu trò như lan truyền thông tin sai lệch thị trường, nhập lệnh mua và bán cho cùng một mã chứng khoán ở cùng một mức giá, che giấu tỷ lệ sở hữu khi luật pháp yêu cầu báo cáo.
Hiện nay pháp luật về chứng khoán cũng có quy định về việc công bố thông tin của công ty đại chúng tại Khoản 3 Điều 120 Luật chứng khoán 2019 như sau:
“ Công bố thông tin của công ty đại chúng
…
3. Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;
b) Có thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó.”
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 41 Luật chứng khoán 2019 quy định về nội dung quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng cụ thể như sau:
“6. Công ty đại chúng tuân thủ quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích và công bố thông tin minh bạch sau đây:
…
c) Công ty đại chúng có nghĩa vụ báo cáo, công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin định kỳ, thông tin bất thường về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, tình hình quản trị công ty cho cổ đông, công chúng và các thông tin khác nếu thông tin đó có khả năng ảnh hưởng đến giá chứng khoán, quyết định của cổ đông và nhà đầu tư;”
Như vậy giá chứng khoán được xem là một vấn đề quan trọng và cần tính minh bạch đi đưa ra thông tin hoặc quyết định có ảnh hưởng đến giá. Chính vì vậy việc thao túng thị trường chứng khoán và tạo giá chứng khoán giả là trái với quy định pháp luật về chứng khoán.
2. Tác động của việc thao túng thị trường chứng khoán là gì?
Thời gian vừa qua đã diễn ra một số vụ án liên quan đến hoạt động thao túng thị trường chứng khoán gây ra thiệt hại vô cùng to lớn cho nền kinh tế với những tác động tiêu cực như:
- Làm mất ổn định về giá chứng khoán
- Làm hoang mang tâm lý của nhà đầu tư
- Làm thiệt hại kinh tế
Chính vì vậy hiện nay nhà nước đã và đang thắt chặt công tác quản lý đối với hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán với những chế tài mạnh hơn
(Lưu ý: Thông tin về " Thao túng thị trường chứng khoán" chỉ mang tính chất tham khảo.)
Thao túng thị trường chứng khoán bị xử phạt ra sao theo dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi)?
Căn cứ theo quy định tại Điều 211 dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), gia tăng mức định khung đối với tội thao túng thị trường chứng khoán cụ thể:
Bộ luật Hình sự 2015 |
Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) |
Điều 211. Tội thao túng thị trường chứng khoán 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; b) Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo; c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường; d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán; đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó; e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán. |
Điều 211. Tội thao túng thị trường chứng khoán “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thu lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ đồng đến dưới đồng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; b) Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo; c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường; d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán; đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó; e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán. |
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên; c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm. |
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 8.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên; c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 6.000.000.000 đồng trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm. |
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” |
Theo đó, ngoài việc mức định khung vi phạm được quy định cụ thể tại Điều 211 dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) tăng gấp đôi so với quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự 2015 với giá trị phạt tiền cao nhất lên đến 20.000.000.000 đồng, bên cạnh đó còn có sự điều chỉnh về thời gian phạt tù từ khung hình phạt 02 năm đến 07 năm thành khung hình phạt 03 năm đến 07 năm đối với các tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán trong trường hợp:
[1] Có tổ chức;
[2] Thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên;
[3] Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 6.000.000.000 đồng trở lên;
[4] Tái phạm nguy hiểm.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];