Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Dân số của 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh mới nhất
Bài viết nay đề cập đến nội dung dân số của 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759/QĐ-TTg.
Dân số của 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh mới nhất (Hình từ Internet)
Dân số của 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh mới nhất
Căn cứ vào 06 tiêu chí sáp nhập tỉnh nêu tại Quyết định 759/QĐ-TTg và định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025, Kết luận số 130-KL/TW ngày 14/3/2025 và Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025, Chính phủ đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới và tầm nhìn chiến lược xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh trình Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương thông qua. Theo đó quy mô dân số của 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh ước tính như sau:
STT |
TÊN TỈNH, THÀNH MỚI |
QUY MÔ DÂN SỐ (DỰ KIẾN) |
1 |
Tỉnh Tuyên Quang Tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang |
1.6731.600 người |
2 |
Tỉnh Lào Cai Tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái |
1.656.500 người |
3 |
Tỉnh Thái Nguyên Tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên |
1.694.500 người |
4 |
Tỉnh Phú Thọ Tỉnh Hòa Bình, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ |
3.663.600 người |
5 |
Tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh |
3.509.100 người |
6 |
Tỉnh Hưng Yên Tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên |
3.208.400 người |
7 |
Thành phố Hải Phòng Tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng |
4.102.700 người |
8 |
Tỉnh Ninh Bình Tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định, tỉnh Ninh Bình |
3.818.700 người |
9 |
Tỉnh Quảng Trị Tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị |
1.584.000 người |
10 |
Thành phố Đà Nẵng Tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẳng |
2.819.900 người |
11 |
Tỉnh Quảng Ngãi Tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi |
1.861.700 người |
12 |
Tỉnh Gia Lai Tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định |
3.153.300 người |
13 |
Tỉnh Khánh Hòa Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa |
1.882.000 người |
14 |
Tỉnh Lâm Đồng Tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng |
3.324.400 người |
15 |
Tỉnh Đắk Lắk Tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk |
2.831.300 người |
16 |
Thành phố Hồ Chí Minh Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh |
13.608.800 người |
17 |
Tỉnh Đồng Nai Tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai |
4.427.700 người |
18 |
Tỉnh Tây Ninh Tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An |
2.959.000 người |
19 |
Thành phố Cần Thơ Tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ |
3.207.000 người |
20 |
Tỉnh Vĩnh Long Tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành |
3.367.400 người |
21 |
Tỉnh Đồng Tháp Tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp |
3.397.200 người |
22 |
Tỉnh Cà Mau Tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau |
2.140.600 người |
23 |
Tỉnh An Giang Tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang |
3.679.200 người |
Trên đây là danh sách tỉnh thành được sáp nhập mà quy mô dân số của những tỉnh thành đó, ngoài ra còn 11 tỉnh thành giữ nguyên không sáp nhập thì quy mô dân số không có sự thay đổi cụ thể như sau;
STT |
TÊN TỈNH, THÀNH |
QUY MÔ DÂN SỐ (DỰ KIẾN) |
1 |
Tỉnh Lai Châu |
482.100 người |
2 |
Tỉnh Điện Biên |
633.980 người |
3 |
Tỉnh Lạng Sơn |
802.090 người |
4 |
Tỉnh Cao Bằng |
543.050 người |
5 |
Tỉnh Sơn La |
1.300.130 người |
6 |
Tỉnh Quảng Ninh |
1.362.88 người |
7 |
Thành phố Hà Nội |
8.435.650 người |
8 |
Tỉnh Thanh Hóa |
3.722.060 người |
9 |
Tỉnh Nghệ An |
3.416.900 người |
10 |
Tỉnh Hà Tĩnh |
1.317.20 người |
11 |
Thành phố Huế |
1.160.220 người |
Căn cứ thực tiễn xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là gì?
Theo Quyết định 759/QĐ-TTg, việc xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp được dựa trên các căn cứ thực tiễn như sau:
[1] Quá trình hình thành, phát triển đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam qua các thời kỳ.
[2] Kết quả và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 và giai đoạn 2023 - 2025.
[3] Kết quả rà soát số lượng đơn vị hành chính các cấp, số liệu diện tích tự nhiên, quy mô dân số, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội theo niên giám thống kê năm 2024, kết quả phân loại đơn vị hành chính và phân loại đô thị của các đơn vị hành chính, các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý - tự nhiên, cộng đồng dân cư, quy mô, trình độ phát triển kinh tế và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của từng địa phương.
[4] Kết quả sơ kết 03 năm thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng (các Báo cáo số 591/BC-CP, 592/BC-CP và 593/BC-CP ngày 22/10/2023 của Chính phủ).
[5] Năng lực, điều kiện thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong bộ máy chính quyền địa phương và mức độ chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử của các địa phương trong thời gian qua.
Như vậy, dựa vào tình hình thực tiễn như lịch sử hình thành, năng lực, điều kiện, kết quả sơ kết 03 năm thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, Kết quả rà soát số lượng đơn vị hành chính các cấp, số liệu diện tích tự nhiên, quy mô dân số, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp cơ bản đã thành công và mang lại tín hiệu tích cực
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];