Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Từ 01/01/2026, chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo công tác ở miền núi, biên giới, hải đảo như thế nào?

Từ 01/01/2026, chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo công tác ở miền núi, biên giới, hải đảo như thế nào? Giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu sớm 5 năm từ 01/01/2026?

Đăng bài: 13:45 01/07/2025

Từ 01/01/2026, chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo công tác ở miền núi, biên giới, hải đảo như thế nào?

Vừa qua, ngày 16/6/2025 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Nhà giáo 2025, Luật số 73/2025/QH15.

Căn cứ theo Điều 24 Luật Nhà giáo 2025 quy định về chính sách hổ trợ nhà giáo như sau:

Chính sách hỗ trợ nhà giáo
1. Chính sách hỗ trợ nhà giáo bao gồm:
a) Chế độ trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng;
b) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng;
c) Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp;
d) Phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, biệt phái, dạy tăng cường, dạy liên trường, dạy ở các điểm trường;
đ) Chính sách hỗ trợ khác cho nhà giáo theo quy định của pháp luật về viên chức, pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Ngoài chính sách quy định tại khoản 1 Điều này, nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiều số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy các môn năng khiểu, nghệ thuật được hưởng một số chính sách hỗ trợ trong các chính sách sau đây:
a) Được thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc được bảo đảm chỗ ở tập thể khi đến công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trường hợp không bố trí được chỗ ở tập thể hoặc nhà ở công vụ thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo mức hỗ trợ thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật;
b) Được hỗ trợ thanh toán tiền tàu xe trong thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
c) Chế độ phụ cấp, trợ cấp theo đối tượng.
3. Địa phương, cơ sở giáo dục có chính sách hỗ trợ nhà giáo bảo đảm cuộc sống, phát triễn nghề nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn và nguồn tài chính của địa phương, cơ sở giáo dục.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, theo quy định nêu trên thì chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo công tác ở miền núi, biên giới, hải đảo từ 01/01/2026 như sau:

- Chế độ trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng;

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng;

- Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp;

- Phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, biệt phái, dạy tăng cường, dạy liên trường, dạy ở các điểm trường;

- Chính sách hỗ trợ khác cho nhà giáo theo quy định của pháp luật về viên chức, pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Được thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc được bảo đảm chỗ ở tập thể khi đến công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trường hợp không bố trí được chỗ ở tập thể hoặc nhà ở công vụ thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo mức hỗ trợ thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật;

- Được hỗ trợ thanh toán tiền tàu xe trong thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

- Chế độ phụ cấp, trợ cấp theo đối tượng.

Trên đây là thông tin về "Từ 01/01/2026, chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo công tác ở miền núi, biên giới, hải đảo như thế nào?"

Từ 01/01/2026, chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo công tác ở miền núi, biên giới, hải đảo như thế nào?

Từ 01/01/2026, chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo công tác ở miền núi, biên giới, hải đảo như thế nào? (Hình từ Internet)

Giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu sớm 5 năm từ 01/01/2026?

Căn cứ theo Điều 26 Luật Nhà giáo 2025 (có hiệu lực từ 01/01/2026) quy định chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo như sau:

Điều 26. Chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo
1. Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 27 của Luật này.
2. Nhà giáo trong cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 05 tuổi. Trường hợp có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Theo đó, theo quy định nêu trên thì Nhà giáo trong cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 05 tuổi.

Lưu ý: Trường hợp có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Đồng thời, theo Điều 41 Luật Nhà giáo 2025 quy định về hiệu lực thi hành như sau:

Điều 41. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
2. Việc áp dụng Luật Nhà giáo đối với nhà giáo trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân do Chính phủ quy định.

Qua đó, Luật Nhà giáo 2025, Luật số 73/2025/QH15 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2026.

Như vậy, từ các quy định nêu trên thì giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu sớm 5 năm từ 01/01/2026 theo quy định.

Chức danh của nhà giáo được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Nhà giáo 2025 quy định về chức danh nhà giáo như sau:

[1] Chức danh nhà giáo là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo trong từng cấp học, trình độ đào tạo.

[2] Chức danh nhà giáo được xác định theo yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp trong từng cấp học, trình độ đào tạo.

[3] Việc bổ nhiệm, thay đổi chức danh nhà giáo được thực hiện phù hợp với cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

[4] Việc xác định tương đương chức danh nhà giáo trong từng cấp học, trình độ đào tạo thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Từ khóa: Nhà giáo công tác ở miền núi Chính sách hỗ trợ Giáo viên mầm non Chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo Cơ sở giáo dục Luật Nhà giáo

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...