Trình tự thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức lĩnh vực giáo dục năm 2025 theo Quyết định 1818/QĐ-BGDĐT?
Trình tự thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức lĩnh vực giáo dục năm 2025 theo Quyết định 1818/QĐ-BGDĐT? Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng đối với công chức ra sao?
Trình tự thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức lĩnh vực giáo dục năm 2025 theo Quyết định 1818/QĐ-BGDĐT?
Vừa qua, ngày 30/6/2025, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 1818/QĐ-BGDĐT năm 2025 về Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động.
Căn cứ Điều 17 Quy chế ban hành kèm Quyết định 1818/QĐ-BGDĐT năm 2025 quy định về Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức như sau:
Đối với công chức là thứ trưởng
(i) Công chức làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Quy chế này.
(ii) Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá trước cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ để các thành viên dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến góp ý được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
(iii) Bộ trưởng tham khảo các ý kiến tham gia tại mục (ii) và tự đánh giá của thứ trưởng quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với các thứ trưởng.
Đối với công chức là người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ
(i) Công chức tự đánh giá, xếp loại
Công chức làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Quy chế này.
(ii) Nhận xét, đánh giá công chức
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức. Với đơn vị không có đơn vị cấu thành, thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của đơn vị. Với đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần tham dự cuộc họp bao gồm tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, đoàn thanh niên cùng cấp (nếu có) và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
(iii) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi công chức công tác (nơi không có chi ủy thì lấy ý kiến chi bộ) và xin ý kiến của lãnh đạo Bộ phụ trách.
(iv) Thẩm định và đề xuất mức xếp loại
Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại mục (ii), (iii) nêu trên, mức tự đánh giá, xếp loại chất lượng của công chức và tài liệu liên quan (nếu có), ý kiến tham gia của các đơn vị liên quan và thẩm định, đề xuất mức xếp loại chất lượng đối với công chức là người đứng đầu đơn vị.
Bộ trưởng tham khảo các ý kiến tham gia tại mục (ii), (iii) nêu trên, và ý kiến tham mưu của Vụ Tổ chức cán bộ để đánh giá, xếp loại chất lượng đối với công chức là người đứng đầu đơn vị.
Đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu
(i) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Công chức làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Quy chế này.
(ii) Nhận xét, đánh giá công chức
Tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc toàn thể công chức của đơn vị cấu thành nơi công chức công tác trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành.
Trường hợp công chức là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện cấp ủy đảng (nơi không có chi ủy thì đại diện chi bộ), đoàn thanh niên cùng cấp (nếu có) và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
(iii) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi công chức công tác đối với cấp phó của người đứng đầu (nơi không có chi ủy thì lấy ý kiến chi bộ).
(iv) Thẩm định và đề xuất mức xếp loại
Đối với công chức là cấp phó của người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại (ii), (iii) nêu trên (đối với Thư ký Bộ trưởng căn cứ ý kiến nhận xét, đánh giá của Bộ trưởng theo Quy định số 30-QĐ/TW ngày 19 tháng 8 năm 2021 của Bộ Chính trị quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình bổ nhiệm, chế độ, chính sách đối với chức danh trợ lý, thư ký) và tài liệu liên quan (nếu có) để quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.
Đối với công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b khoản này quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.
Trên đây là thông tin về "Trình tự thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức lĩnh vực giáo dục năm 2025 theo Quyết định 1818/QĐ-BGDĐT?"
Trình tự thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức lĩnh vực giáo dục năm 2025 theo Quyết định 1818/QĐ-BGDĐT? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng đối với công chức ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1818/QĐ-BGDĐT năm 2025 quy định thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng đối với công chức như sau:
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng
1. Đối với đơn vị
a) Bộ trưởng thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.
b) Người đứng đầu đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng các đơn vị cấu thành của đơn vị mình (nếu có).
2. Đối với công chức
a) Bộ trưởng thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với Thứ trưởng và người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ.
b) Người đứng đầu các đơn vị sử dụng công chức thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý.
...
- Bộ trưởng thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với Thứ trưởng và người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ.
- Người đứng đầu các đơn vị sử dụng công chức thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý.
Quy định về nội dung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1818/QĐ-BGDĐT năm 2025 quy định về nội dung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao như sau:
[1] Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của đơn vị; các văn bản chỉ đạo của cấp trên, chương trình, kế hoạch nhiệm vụ của cơ quan quản lý, người đứng đầu đơn vị ban hành kế hoạch chi tiết của đơn vị, chủ động cập nhật các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao bổ sung trong năm của đơn vị để cuối năm được đánh giá đầy đủ, toàn diện.
Kế hoạch chi tiết của đơn vị phải được cụ thể hóa nội dung công việc, phân công cụ thể đến từng lãnh đạo và công chức, viên chức của đơn vị, thời gian hoàn thành, sản phẩm/kết quả đạt được.
Căn cứ lĩnh vực được phân công theo vị trí việc làm và chương trình, kế hoạch công tác năm của đơn vị, công chức, viên chức (không phải là người đứng đầu đơn vị) lập kế hoạch chi tiết, bảng phân công công việc cụ thể được giao với người đứng đầu cấp quản lý trực tiếp, đồng thời có trách nhiệm cập nhật nhiệm vụ được giao bổ sung trong năm.
[2] Khi thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng đơn vị, công chức, viên chức, người có thẩm quyền căn cứ vào kế hoạch chi tiết, bảng phân công công việc cụ thể được giao trong năm để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ với các nội dung sau:
- Tỷ lệ khối lượng công việc, mức độ phức tạp, chất lượng và hiệu quả của công việc đã thực hiện so với khối lượng công việc chung của cơ quan, đơn vị hoặc so với công chức, viên chức khác.
- Tỷ lệ phần trăm khối lượng công việc đã hoàn thành về tiến độ, chất lượng, không có sai sót về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tỷ lệ phần trăm công việc hoàn thành vượt mức về tiến độ và khối lượng công việc so với kế hoạch.
- Khối lượng, tỷ lệ, tiến độ, chất lượng công việc đột xuất, phát sinh.
- Khối lượng, tỷ lệ, kết quả thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm (tham gia học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu... đối với công chức, viên chức nếu có).
Xem thêm
Từ khóa: Chất lượng công chức Xếp loại chất lượng công chức Công chức lĩnh vực giáo dục Sử dụng công chức Xếp loại chất lượng Công chức
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;