TOÀN VĂN Luật Việc làm 2025 Luật số 74/2025/QH15
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 9 chính thức thông qua Luật Việc làm 2025 Luật số 74/2025/QH15, có hiệu lực từ 01/01/2026.
TOÀN VĂN Luật Việc làm 2025 Luật số 74/2025/QH15
Ngày 16/6/2025, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 9 chính thức thông qua Luật Việc làm 2025 Luật số 74/2025/QH15, có hiệu lực từ 01/01/2026.
Theo đó, nguyên tắc về việc làm được quy định tại Điều 3 Luật Việc làm 2025 như sau:
- Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc
- Bình đẳng về cơ hội việc làm, tiền lương và thu nhập.
- Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Chính sách của Nhà nước về việc làm được quy định tại Điều 4 Luật Việc làm 2025 bao gồm:
- Phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lạo động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phát triển việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách, chiến lược về việc làm, về phát triển kỹ năng nghề; phát triển chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
- Tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí qua tổ chức dịch vụ việc làm công.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế và theo hướng bền vững.
- Hỗ trợ tạo việc làm, tự tạo việc làm, chuyển đổi việc làm.
- Hỗ trợ phát triển thị trường lao động, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
- Khuyến khích phát triển kỹ năng nghề, tạo việc làm trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ, thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng nghề; tham gia đào tạo, đào tạo lại, tạo việc làm, tự tạo việc làm và duy trì việc làm theo hướng bền vũng.
Xem chi tiết tại Luật Việc làm 2025 có hiệu lực từ 01/01/2026.
TOÀN VĂN Luật Việc làm 2025 Luật số 74/2025/QH15 (Hình từ Internet)
Đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?
Tại Điều 33 Luật Việc làm 2025 quy định về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
- Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
+ Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng;
+ Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
+ Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
- Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Luật Việc làm 2025 để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Đối với người lao động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Luật Việc làm 2025 hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì người sử dụng lao động đặng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội và thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. Thời hạn đóng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng.
- Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Người lao động không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng đó.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp. Việc xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
- Người sử dụng lao động được giảm tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động là người khuyết tật trong thời gian không quá 12 tháng khi tuyển mới và sử dụng người lao động là người khuyết tật.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định đối với người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Trường hợp người sử dụng lao động không đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì phải trả khoản tiền tương ứng với các chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Hành vi nào bị nghiêm cấm về việc làm?
Căn cứ Điều 5 Luật Việc làm 2025 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về việc làm bao gồm:
- Phân biệt đối xử trong việc làm.
- Gian lận, giả mạo hỗ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm, dịch vụ việc làm, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
- Lợi dụng hoạt động dịch vụ việc làm xâm phạm đến chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Khai thác, chia sẻ, mua bán, trao đổi, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu về người lao động và thông tin về thị trường lao động.
Xem thêm
Từ khóa: Luật Việc làm 2025 Luật Việc làm Luật số 74/2025/QH15 Toàn văn Luật Việc làm Toàn văn Luật Việc làm 2025 Bảo hiểm thất nghiệp Đóng bảo hiểm thất nghiệp Người lao động
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;