Toàn bộ bảng lương mới giáo viên từ 1/1/2026 được tính như thế nào (Dự kiến)?
Toàn bộ bảng lương mới giáo viên từ 1/1/2026 được tính như thế nào (Dự kiến)?
Toàn bộ bảng lương mới giáo viên từ 1/1/2026 được tính như thế nào (Dự kiến)?
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo (sau đây gọi tắt là Dự thảo Nghị định) để đảm bảo có hiệu lực đồng bộ khi Luật Nhà giáo có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
Xem chi tiết Toàn văn Dự thảo Nghị định quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo: Tải về
Căn cứ Điều 3 Dự thảo Nghị định đề xuất bảng lương mới giáo viên từ 1/1/2026 được tính theo công thức sau đây như sau:
Trong đó, mức lương cơ sở thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Về nguyên tắc trả lương:
- Giáo viên được bổ nhiệm chức danh nào thì được xếp lương và hưởng hệ số lương đặc thù áp dụng đối với chức danh đó;
- Việc trả lương giáo viên phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của giáo viên và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ sở giáo dục.
Trên đây là thông tin về "Toàn bộ bảng lương mới giáo viên từ 1/1/2026 được tính như thế nào (Dự kiến)?".
Toàn bộ bảng lương mới giáo viên từ 1/1/2026 được tính như thế nào (Dự kiến)? (Hình từ Internet)
Mức chênh lệch bảo lưu của giáo viên được xác định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định trường hợp hệ số lương cũ nhân với hệ số lương đặc thù cũ (nếu có) cao hơn hệ số lương mới nhân với hệ số lương đặc thù mới thì nhà giáo được hưởng mức chênh lệch bảo lưu.
Mức chênh lệch bảo lưu được xác định như sau:
Mức chênh lệch bảo lưu = Hệ số lương cũ x hệ số lương đặc thù cũ (nếu có) - Hệ số lương mới x hệ số lương đặc thù mới
Nguyên tắc chung thực hiện chế độ phụ cấp đối với giáo viên gồm những gì?
Căn cứ Điều 6 Dự thảo Nghị định, nguyên tắc chung thực hiện chế độ phụ cấp đối với giáo viên được quy định như sau:
- Nhà giáo được điều động hoặc biệt phái đến địa bàn nào thì được hưởng các mức phụ cấp áp dụng thực hiện tương ứng ở địa bàn đó. Trường hợp các mức phụ cấp áp dụng tại cơ sở giáo dục nơi đi cao hơn cơ sở giáo dục nơi đến thì nhà giáo được bảo lưu các chế độ phụ cấp được hưởng trước khi điều động hoặc biệt phái với thời gian như sau:
+ Tối đa 36 tháng đối với trường hợp điều động nhà giáo giữa các cơ sở giáo dục công lập;
+ Tối đa 12 tháng đối với trường hợp điều động nhà giáo từ cơ sở giáo dục công lập sang cơ quan quản lý giáo dục;
+ Thời gian biệt phái đối với trường hợp được cử đi biệt phái.
- Nhà giáo thuộc đối tượng vừa được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định tại Nghị định này và vừa được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề khác thì chỉ được hưởng 01 mức phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất. Nhà giáo công tác tại ngành, lĩnh vực có chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định của ngành, lĩnh vực thì được hưởng thêm chế độ phụ cấp đặc thù đó.
- Trường hợp đơn vị hành chính nơi mà cơ sở giáo dục đang hoạt động được cấp có thẩm quyền thay đổi loại đơn vị hành chính mà phân loại đơn vị hành chính cũ được hưởng các mức phụ cấp cao hơn, thì nhà giáo đang công tác tại cơ sở giáo dục đó tiếp tục được các hưởng mức phụ cấp này trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có quyết định phân loại đơn vị hành chính mới của cơ quan có thẩm quyền. Nhà giáo được tuyển dụng sau thời điểm quyết định phân loại đơn vị hành chính mới có hiệu lực được hưởng mức phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính mới.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc của cơ sở giáo dục có nhiều cấp học hoặc nhiều trình độ đào tạo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp chức vụ đối với cấp học hoặc trình độ đào tạo có mức phụ cấp cao nhất. Nhà giáo trong cơ sở giáo dục có nhiều cấp học hoặc nhiều trình độ đào tạo được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với cấp học, trình độ đào tạo có số tiết thực dạy hoặc giờ chuẩn giảng dạy nhiều hơn trong tháng. Trường hợp số tiết thực dạy hoặc giờ chuẩn giảng dạy bằng nhau trong tháng thì nhà giáo được hưởng mức phụ cấp cao nhất. Trong thời gian nghỉ hè, nhà giáo hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề của cấp học theo chức danh được bổ nhiệm.
- Nhà giáo dạy liên trường theo phân công của cơ quan có thẩm quyền được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng đối với cơ sở giáo dục nơi ký hợp đồng đối với nhà giáo. Trường hợp nhà giáo được phân công dạy liên trường ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và giảng dạy từ 50% định mức quy định trở lên trong tháng thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Nhà giáo được giao kiêm nhiệm các công việc có chi trả phụ cấp trách nhiệm thì được hưởng tổng các phụ cấp trách nhiệm cho các công việc kiêm nhiệm đó nhưng không quá 02 công việc kiêm nhiệm.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của cơ sở giáo dục có nhiều điểm trường hoặc phân hiệu thì được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề của điểm trường hoặc phân hiệu có mức phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất. Nhà giáo được phân công dạy ở nhiều điểm trường hoặc phân hiệu được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề của điểm trường hoặc phân hiệu có số tiết thực dạy hoặc số chuẩn giảng dạy nhiều hơn trong tháng (bao gồm cả số tiết được quy đổi, giảm hoặc tính đủ theo quy định). Trường hợp số tiết thực dạy hoặc giờ chuẩn giảng dạy bằng nhau trong tháng thì nhà giáo được hưởng mức phụ cấp cao nhất.
Xem thêm
Từ khóa: Bảng lương mới giáo viên Lương mới giáo viên Lương giáo viên Hệ số lương đặc thù Trả lương giáo viên Bảng lương mới Mức chênh lệch bảo lưu Hệ số lương Chế độ phụ cấp Giáo viên
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;