Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Thông tư 12: Hướng dẫn tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/7/2025 theo quy định mới tại Thông tư 12/2025/TT-BNV.

Đăng bài: 12:36 05/07/2025

Thông tư 12: Hướng dẫn tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc

Thông tư 12: Hướng dẫn tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc (Hình từ Internet)

Hướng dẫn tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc từ 01/7/2025

Tại Điều 16 Thông tư 12/2025/TT-BNV đã có nội dung hướng dẫn chi tiết về việc mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần, hưởng bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tuất một lần từ ngày 01/7/2025 như sau:

[1] Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và các khoản 1, 2, 3, 5, 6 Điều 15 Nghị định 158/2025/NĐ-CP được tính như sau:

- Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:

Mbqtl = [Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu] / 60

- Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:

Mbqtl = [Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu] / 72

- Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:

Mbqtl = [Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu] / 96

- Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015:

Mbqtl = [Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu] / 120

- Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019:

Mbqtl = [Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu] / 180

- Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024:

Mbqtl = [Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu] / 240

- Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi:

Mbqtl = [Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng] / [Tổng số tháng đóng BHXH]

Trong đó:

Mbqtl: Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương đã được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

[2] Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được tính như sau:

Mbqtl = [Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của các tháng đóng bảo hiểm xã hội] / [Tổng số tháng đóng BHXH]

Trong đó:

- Mbqtl: mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;

- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương đã được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

[3] Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 158/2025/NĐ-CP được tính như sau:

Mbqtl = [ Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định] / [Tổng số tháng đóng BHXH]

Trong đó:

- Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nhân với mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính theo quy định tại [1];

- Trường hợp người lao động có từ 02 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính như điểm a khoản này.

Số năm cuối theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là số năm gần nhất đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trước thời điểm nghỉ hưu.

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.

Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc được quy định ra sao?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc được quy định như sau:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

Trường hợp người lao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc;

- Đối tượng quy định tại các điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định;

- Đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;

- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:

- Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024;

- Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;

- Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu;

- Yêu cầu người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình theo quy định của pháp luật;

- Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Chủ động đi khám giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được thanh toán phí giám định y khoa khi kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024;

- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định

Xem thêm

Từ khóa: Mức bình quân tiền lương Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc BHXH bắt buộc Luật Bảo hiểm xã hội 2024 Bảo hiểm xã hội

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...