Thống nhất mức lương cơ bản cụ thể trong bảng lương mới chiếm tỷ lệ ra sao trong cơ cấu lương khi cải cách tiền lương?
Thống nhất mức lương cơ bản cụ thể trong bảng lương mới chiếm tỷ lệ ra sao trong cơ cấu lương khi cải cách tiền lương?
Thống nhất mức lương cơ bản cụ thể trong bảng lương mới chiếm tỷ lệ ra sao trong cơ cấu lương khi cải cách tiền lương?
Căn cứ điểm b tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng,
...
Theo đó, cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) bao gồm lương cơ bản và phụ cấp, cụ thể:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương).
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Bên cạnh đó, còn bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Một trong những yếu tố để cải cách tiền lương, xây dựng 05 bảng lương mới cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 là: Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Kết luận 83-KL/TW năm 2024 có nêu rõ về việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Như vậy, khi cải cách tiền lương thì sẽ xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong 05 bảng lương mới (không áp dụng lương cơ sở và hệ số lương nữa), lương cơ bản sẽ chiếm tỷ lệ khoảng 70% tổng quỹ lương trong cơ cấu tiền lương mới.
Thống nhất mức lương cơ bản cụ thể trong bảng lương mới chiếm tỷ lệ ra sao trong cơ cấu lương khi cải cách tiền lương? (Hình từ Internet)
Tại sao không tiếp tục áp dụng lương cơ sở khi cải cách tiền lương?
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho rằng chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
Việc quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Do đó, việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương khi cải cách tiền lương là cần thiết.
Nhiệm vụ về xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới khi cải cách tiền lương như thế nào?
Căn cứ mục 3 Phần III Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, nhiệm vụ về xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới khi cải cách tiền lương như sau:
- Thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý chính sách tiền lương của toàn hệ thống chính trị. Bộ Chính trị quyết định chủ trương, nguyên tắc và giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ cụ thể hoá việc thống nhất quản lý, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền, uỷ quyền cho cơ quan chức năng ban hành văn bản chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ Trung ương đến cấp xã.
- Sau khi báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị quyết định việc phân loại chức vụ tương đương trong hệ thống chính trị làm căn cứ xây dựng bảng lương mới.
- Các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước xây dựng văn bản quy định chế độ tiền lương mới báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định trước khi ban hành, để từ năm 2021 thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo nguyên tắc bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
>> Xem thêm: Bảng lương mới cho công chức viên chức giữ chức vụ lãnh đạo khi cải cách tiền lương theo nguyên tắc gì?
Từ khóa: Lương cơ bản Mức lương cơ bản Bảng lương mới Lương cơ sở Hệ số lương Cải cách tiền lương
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết liên quan
