Thẩm quyền quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm UBND cấp huyện chuyển về UBND cấp xã từ 01/7/2025?
Thẩm quyền quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm UBND cấp huyện chuyển về UBND cấp xã từ 01/7/2025? Nguyên tắc dạy thêm, học thêm được quy định ra sao?
Thẩm quyền quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm UBND cấp huyện chuyển về UBND cấp xã từ 01/7/2025?
Vừa qua, ngày 12/06/2025, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 10/2025/TT-BGDĐT quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục phổ thông.
Cụ thể, căn cứ theo Điều 16 Thông tư 10/2025/TT-BGDĐT quy định về tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm như sau:
Tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm
1. Thẩm quyền quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm; thực hiện giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường quy định tại Điều 10 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm (sau đây gọi là Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
...
Trước đó, theo quy định tại Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chịu trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lí hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm.
3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường trên địa bàn.
Như vậy, từ các quy định nêu trên thì từ 01/7/2025, thẩm quyền quản lý hoạt động dạy thêm học thêm của UBND cấp huyện sẽ được chuyển về UBND cấp xã.
Trên đây là thông tin về "Thẩm quyền quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm UBND cấp huyện chuyển về UBND cấp xã từ 01/7/2025?"
Thẩm quyền quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm UBND cấp huyện chuyển về UBND cấp xã từ 01/7/2025? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc dạy thêm, học thêm được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm như sau:
- Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý.
Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
- Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.
- Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.
- Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.
Quy định về thu và quản lí tiền học thêm như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về thu và quản lí tiền học thêm như sau;
Thu và quản lí tiền học thêm
1. Kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm.
3. Việc thu, quản lí, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.
Theo đó, theo quy định thì thu và quản lí tiền học thêm như sau:
- Kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm.
- Việc thu, quản lí, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.
Từ khóa: Quản lý hoạt động dạy thêm Hoạt động dạy thêm UBND cấp huyện UBND cấp xã Nguyên tắc dạy thêm Tổ chức dạy thêm Tiền học thêm Ủy ban nhân dân
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;