Quy định về điều động công chức đi thực hiện nhiệm vụ năm 2025
Ngày 30/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 170/2025/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Trong đó có Quy định về điều động công chức đi thực hiện nhiệm vụ.
Việc điều động công chức được thực hiện trong trường hợp nào? Ai có thẩm quyền điều động công chức?
Ngày 30/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 170/2025/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Trong đó có Quy định về điều động công chức đi thực hiện nhiệm vụ năm 2025, cụ thể như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
+ Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
+ Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 25 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức có thẩm quyền quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
Trình tự và thủ tục điều động công chức năm 2025 được quy định như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Trình tự và thủ tục điều động công chức năm 2025 được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 25 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục điều động công chức như sau:
+ Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện;
+ Lập danh sách công chức cần điều động;
+ Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp;
+ Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 170/2025/NĐ-CP.
+ Trước khi quyết định điều động công chức, người đứng đầu cơ quan được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp nào không được thực hiện điều động công chức?
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định các trường hợp sau đây không được thực hiện điều động
- Công chức đang trong quá trình bị xem xét, xử lý kỷ luật;
- Công chức đang bị khởi tố, điều tra hoặc có liên quan đến các cuộc thanh tra, kiểm tra;
- Công chức đang trong quá trình điều trị bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế;
- Công chức đang tham gia học tập dài hạn hoặc đang được cử đi biệt phái theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Công chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc công chức nam (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp có nguyện vọng được điều động;
- Công chức có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức xác nhận, trừ trường hợp có nguyện vọng được điều động;
- Các trường hợp khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền điều động quyết định tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể.
Công chức được điều động được hưởng các chế độ và chính sách như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định công chức được điều động được hưởng các chế độ và chính sách như sau:
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
- Cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức trong thời gian được cử biệt phái; bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời gian biệt phái.
+ Trường hợp cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái có chế độ, chính sách đặc thù thì ngoài lương và các quyền lợi khác do cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái chi trả, công chức còn được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù do cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái chi trả.
- Trường hợp công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ thông tin về "Quy định về điều động công chức đi thực hiện nhiệm vụ năm 2025"
Xem thêm
Từ khóa: Điều động công chức Thủ tục điều động công chức Quy định về điều động công chức đi thực hiện nhiệm vụ năm 2025 Công chức được điều động được hưởng các chế độ và chính sách Nghị định 170 Không được thực hiện điều động
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;