Quy định mới năm 2025 về hợp tác quốc tế đối với nhà giáo gồm mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và hình thức nào?
Quy định về hợp tác quốc tế đối với nhà giáo gồm mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và hình thức nào? Nhà giáo khi tham gia đào tạo và bồi dưỡng có trách nhiệm và quyền như thế nào?
Quy định mới năm 2025 về hợp tác quốc tế đối với nhà giáo gồm mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và hình thức nào?
Căn cứ Điều 31 Luật Nhà giáo 2025 quy định về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, hình thức hợp tác quốc tế đối với nhà giáo như sau:
(1) Về mục tiêu
- Hợp tác quốc tế đối với nhà giáo nhằm góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; khẳng định vị thế của nhà giáo là công dân Việt Nam trong hoạt động giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong khu vực và trên thế giới.
(2) Về nguyên tắc
- Hợp tác quốc tế đối với nhà giáo tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(3) Về nội dung
- Nội dung hợp tác quốc tế đối với nhà giáo bao gồm:
+ Nhà giáo là công dân Việt Nam tham gia học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, hoạt động hợp tác quốc tế khác với cơ sở giáo dục, tổ chức của nước ngoài;
+ Nhà giáo là người nước ngoài tham gia học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật và hoạt động hợp tác quốc tế khác với cơ sở giáo dục, tổ chức của Việt Nam.
(4) Về hình thức
- Hình thức hợp tác quốc tế đối với nhà giáo bao gồm:
+ Trao đổi nhà giáo trong khuôn khổ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về giáo dục;
+ Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo tại nước ngoài từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ nước ngoài thông qua Chính phủ Việt Nam hoặc thông qua hợp tác giữa cơ sở giáo dục trong nước với cơ sở giáo dục nước ngoài theo quy định của pháp luật;
+ Nhận nhà giáo giảng dạy, làm việc trong cơ sở giáo dục được thành lập theo chương trình, dự án đầu tư được ký kết giữa Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài;
+ Tham gia tổ chức giáo dục, hội nghề nghiệp trong khu vực và trên thế giới;
+ Tham dự diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hoạt động giáo dục trong khu vực và trên thế giới;
+ Nhà giáo là công dân Việt Nam ra nước ngoài và nhà giáo là người nước ngoài đến Việt Nam để học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật theo nhu cầu cá nhân dưới hình thức tự túc hoặc theo hợp đồng.
Quy định mới năm 2025 về hợp tác quốc tế đối với nhà giáo gồm mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và hình thức nào? (Hình ảnh Internet)
Nhà giáo khi tham gia đào tạo và bồi dưỡng có trách nhiệm và quyền như thế nào?
Căn cứ Điều 30 Luật Nhà giáo 2025 quy định về trách nhiệm và quyền của nhà giáo khi tham gia đào tạo và bồi dưỡng như sau
- Trách nhiệm của nhà giáo khi tham gia đào tạo và bồi dưỡng:
+ Tham gia đầy đủ và hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng;
+ Chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
+ Có ý thức tự học, học tập suốt đời, phát triển nghề nghiệp liên tục;
+ Tham gia ý kiến về nội dung chương trình và công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;
+ Vận dụng kết quả đào tạo, bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo.
- Quyền của nhà giáo khi tham gia đào tạo và bồi dưỡng:
+ Được tạo điều kiện về thời gian để tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Nhà giáo 2025 được tính vào thời gian công tác liên tục của nhà giáo;
+ Được hỗ trợ kinh phí khi được cử tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Nhà giáo 2025.
Những chính sách của Nhà nước để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo?
Căn cứ Điều 6 Luật Nhà giáo 2025 quy định các chính sách của Nhà nước để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo như sau:
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo; bảo đảm số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ nhà giáo.
- Thu hút, trọng dụng người có trình độ cao, người có tài năng, người có năng khiếu đặc biệt, người có kỹ năng nghề cao làm nhà giáo.
- Thu hút nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm của nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp.
- Ưu tiên về tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo.
- Khuyến khích nhà giáo đổi mới, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp liên tục đối với nhà giáo.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để nhà giáo là công dân Việt Nam tham gia học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật với cơ sở giáo dục và tổ chức nước ngoài; nhà giáo, nhà khoa học là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật với cơ sở giáo dục và tổ chức ở Việt Nam.
- Huy động các nguồn lực xã hội cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.
Từ khóa: Hợp tác quốc tế đối với nhà giáo Hợp tác quốc tế Đối với nhà giáo Nhà giáo khi tham gia đào tạo và bồi dưỡng Đào tạo và bồi dưỡng
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;