Người đang nhận trợ cấp thất nghiệp có được đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách nhà nước không?
Từ ngày 01/7/2025 người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế không?
Người đang nhận trợ cấp thất nghiệp có được đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách nhà nước không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế từ 01/7/2025 là:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
...
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng bao gồm:
a) Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong công an nhân dân; học viên quân đội, học viên công an, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
c) Học viên quân đội, học viên công an, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài;
d) Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
đ) Dân quân thường trực;
e) Người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; cựu chiến binh;
g) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
h) Trẻ em dưới 6 tuổi;
i) Thân nhân của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
k) Thân nhân của người có công với cách mạng, vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng khác hoặc vợ khác đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và cá nhân có liên quan theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản này theo quy định của pháp luật;
m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam;
o) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú tại xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; người dân tộc thiểu số đang cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
p) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
q) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
r) Người đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định của pháp luật có liên quan; người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội;
s) Người từ đủ 75 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, người từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ cận nghèo đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
t) Người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
u) Người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội đang trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
...
Theo quy định trên từ ngày 01/7/2025, nếu người đang nhận trợ cấp thất nghiệp thuộc một trong các nhóm dưới đây, họ sẽ được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế:
- Thân nhân của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thân nhân của người có công với cách mạng, vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng khác hoặc vợ khác đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và cá nhân có liên quan theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 3 Điều 12 nêu trên;
- Thân nhân của công an, quân đội, người làm công tác cơ yếu;
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú tại xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; người dân tộc thiểu số đang cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
Người đang nhận trợ cấp thất nghiệp có được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách nhà nước không?
Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2025 được xác định dựa vào đâu?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 như sau:
Nguyên tắc bảo hiểm y tế
1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
2. Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức tham chiếu.
...
Theo quy định trên thì mức đóng bảo hiểm y tế được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức tham chiếu tùy theo từng nhóm đối tượng.
Như vậy, kể từ ngày 01/7/2025, mức đóng bảo hiểm y tế sẽ được xác định dựa trên:
- Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (áp dụng cho các nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024); hoặc
- Tiền lương hưu, tiền trợ cấp, hoặc mức tham chiếu tương ứng với từng trường hợp cụ thể.
Mức đóng bảo hiểm y tế kể từ ngày 01/7/2025 của tất cả các nhóm đối tượng là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế.
Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế kể từ ngày 01/7/2025 của tất cả các nhóm đối tượng được quy định như sau:
(1) Mức đóng do người sử dụng lao động đóng hoặc người lao động đóng hoặc cùng đóng được quy định như sau:
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm a, c, d và e khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng hai phần ba và người lao động đóng một phần ba;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và do đối tượng đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và do đối tượng đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% mức tham chiếu, trong đó người sử dụng lao động đóng hai phần ba và người lao động đóng một phần ba;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm h khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% tiền lương tháng và trách nhiệm đóng theo quy định của Chính phủ;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% mức tham chiếu và trách nhiệm đóng theo quy định của Chính phủ.
(2) Mức đóng do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng được quy định như sau:
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% tiền lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% mức tham chiếu;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% tiền trợ cấp thất nghiệp.
(3) Mức đóng do ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng được quy định như sau:
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% tiền lương tháng và do ngân sách nhà nước đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s, t và u khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% mức tham chiếu và do ngân sách nhà nước đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm n khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% mức tham chiếu và do ngân sách nhà nước đóng thông qua cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% mức tham chiếu do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng.
(4) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tối đa bằng 6% mức tham chiếu và do đối tượng đóng theo hộ gia đình hoặc đóng theo cá nhân tham gia.
(5) Xác định thứ tự đóng bảo hiểm y tế đối với trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau như sau:
- Người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, trừ trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 5 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008;
- Người thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, c, d, đ và e khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đồng thời có một hoặc nhiều hợp đồng lao động thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động làm căn cứ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Người thuộc đối tượng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã cùng đóng;
- Người thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì tham gia theo đối tượng do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;
- Người thuộc đối tượng quy định tại các điểm s, t và u khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì tham gia theo đối tượng do ngân sách nhà nước đóng;
- Người thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đồng thời thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì được lựa chọn đối tượng tham gia bảo hiểm y tế;
- Người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì được lựa chọn tham gia theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất;
- Người thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đồng thời thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì được lựa chọn tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình.
(6) Thành viên hộ gia đình quy định tại điểm a khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 cùng tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình trong năm tài chính thì được giảm trừ mức đóng như sau:
- Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức tham chiếu;
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế kể từ ngày 01/7/2025 của tất cả các nhóm đối tượng sẽ được căn cứ theo Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024.
Từ khóa: Trợ cấp thất nghiệp Bảo hiểm y tế Người đang nhận trợ cấp thất nghiệp có được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế Ngân sách nhà nước Tham gia bảo hiểm y tế Mức đóng bảo hiểm y tế
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;