Nghị định 157 2025 áp dụng với các đối tượng nào? Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Nghị định 157 2025 áp dụng với các đối tượng nào? Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hạ sĩ quan là bao nhiêu?
Nghị định 157 2025 áp dụng với các đối tượng nào?
Ngày 25/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 157/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, dân quân thường trực và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
Theo đó, Nghị định 157/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Luật Bảo hiểm xã hội 2024 về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, dân quân thường trực và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
Căn cứ Điều 2 Nghị định 157/2025/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí ở trong nước và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Nghị định này.
4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, gồm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng quy định tại Nghị định này.
Như vậy, nghị định 157 2025 áp dụng với các đối tượng sau đây:
(1) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
(2) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
(3) Dân quân thường trực;
(4) Đối tượng tại nhóm (1) (2) trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí ở trong nước và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
(5) Người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và tổ chức cơ yếu; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. (Cụ thể là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng quy định tại Nghị định 157/2025/NĐ-CP)
Nghị định 157 2025 áp dụng với các đối tượng nào? Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hạ sĩ quan là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 157/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của đối tượng quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, được thực hiện như sau:
Hai năm đầu hằng tháng đóng bằng 02 lần mức tham chiếu, sau đó cứ mỗi năm tiếp theo tăng thêm 0,5 lần mức tham chiếu, tối đa bằng 04 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
2. Trường hợp người lao động có thời gian trước và sau ngày 01 tháng 7 năm 2025 đều thuộc đối tượng quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 trở đi được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian xác định hai năm đầu làm cơ sở tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội được tính kể từ thời điểm nhập ngũ, tham gia nghĩa vụ công an nhân dân, học viên quân đội, công an, cơ yếu hưởng sinh hoạt phí, tham gia Dân quân thường trực.
Như vậy, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hạ sĩ quan như sau:
Trong hai năm đầu hằng tháng đóng bằng 02 lần mức tham chiếu, sau đó cứ mỗi năm tiếp theo tăng thêm 0,5 lần mức tham chiếu, tối đa bằng 04 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Trong đó: Căn cứ Điều 5 Nghị định 158/2025/NĐ-CP quy định về mức tham chiếu: - Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội. - Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó. - Khi mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu được Chính phủ điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội. |
Lưu ý: Trường hợp người lao động có thời gian trước và sau ngày 01 tháng 7 năm 2025 đều thuộc đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 trở đi được tính theo cách tính nêu trên; thời gian xác định hai năm đầu làm cơ sở tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội được tính kể từ thời điểm nhập ngũ.
Việc cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do ai quy định?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 157/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Sổ bảo hiểm xã hội
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho người lao động thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý thực hiện theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Việc cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Như vậy, việc cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Xem thêm
Từ khóa: Nghị định 157 Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội Hạ sĩ quan Bộ Quốc phòng Bộ công an Sổ bảo hiểm xã hội
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;