Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Tranh chấp lao động và những điều người lao động cần biết
Tranh chấp lao động là vấn đề xảy ra trong quan hệ giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong quá trình lao động đã phát sinh nhiều mâu thuẫn, bất cập ảnh hưởng đến quyền lợi ích của các bên.
Định nghĩa tranh chấp lao động
Điều 179 BLLĐ 2019 có hiệu từ 01/01/2021 quy định rõ:
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. |
Các loại tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động được chia làm hai loại đó là tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể
- Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động;
- Giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
Tranh chấp trong lao động (Hình từ internet)
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
Điều 180 BLLĐ 2019 quy định 05 nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cụ thể như sau:
1. Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên
2. Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
3. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
5. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
BLLĐ 2019 quy định cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.
Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động
Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời: Nghi lễ quan trọng đón năm mới bình an? Mẫu văn khấn cúng giao thừa ngoài trời chuẩn nhất?
Đêm giao thừa, nên bỏ những thứ gì vào trong người để may mắn cả năm 2025? Người lao động có được từ chối yêu cầu đi làm vào ngày Tết Âm lịch hay không?
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của hệ thống siêu thị AEON Mall như thế nào? Tiền lương của người lao động khi làm việc vào ngày này là bao nhiêu?
Khi kết hôn thì người lao động có được nghỉ làm hưởng lương không? Người lao động có được tạm ứng tiền lương khi nghỉ làm?