Nhấn vào mũi tên để hiện thể loại con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc
Bảo hiểm và phúc lợi
Thuế và thu nhập
Biểu mẫu và hợp đồng
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách lao động
Ai là người có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng để bảo vệ quyền lợi pháp lý?
Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng theo yêu cầu của ai? Thủ tục lập vi bằng được thực hiện ra sao?
Đăng bài: 24/12/2024 10:12
Ai là người có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng để bảo vệ quyền lợi pháp lý?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Công việc Thừa phát lại được làm
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, Thừa phát lại sẽ thực hiện lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Xem thêm
>>>Thừa phát lại lập vi bằng liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân thì bị xử phạt như thế nào?
Ai là người có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng để bảo vệ quyền lợi pháp lý? (Hình từ Internet)
Các thông tin quan trọng nào được thừa phát lại ghi nhận trong vi bằng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
Và căn cứ theo Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng như sau:
Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
Theo đó, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.
Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận những thông tin sau: các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Lưu ý:
- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
Mới
>>>Hợp đồng thế chấp bất động sản có được công chứng bởi công chứng viên không?
Thủ tục lập vi bằng được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thủ tục lập vi bằng như sau:
- Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
- Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
- Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Bài viết liên quan
Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng đúng không? Các quy định pháp luật về việc không bổ nhiệm thừa phát lại như thế nào?
Tốt nghiệp cao đẳng được làm Thừa phát lại hay không? Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền lợi của ai?
Công chứng viên có trách nhiệm phải sửa lỗi kỹ thuật đối với tất cả các bản gốc của văn bản công chứng không? Công chứng viên có những hình thức hành nghề nào?
Người lao động hưởng lương phù hợp với trình độ trên cơ sở thỏa thuận đúng không? Hình thức nhận lương của người lao động như thế nào?
Cán bộ bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật không? thời gian khiếu nại có được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật không?
Tổng hợp các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn từ 1/7/2025 dành cho doanh nghiệp? Ai là người quy định thời hạn đóng kinh phí công đoàn cho doanh nghiệp?
Xem nhiều nhất gần đây
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ 2024 với 8 Chương, 55 Điều.
Chính thức cấm thuốc lá điện tử theo Nghị quyết 173? Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?
Từ 01/07/2025, hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của BHXH bắt buộc gồm những giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần của BHXH bắt buộc là bao nhiêu ngày?
Vị trí Nhân Viên Nghiên Cứu Và Phát Triển Sản Phẩm/R&D Thực Phẩm là một cơ hội việc làm hấp dẫn để bạn phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm tại Hồ Chí Minh với mức thu nhập hấp dẫn từ 20 đến 30 triệu đồng.
Ngày 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024 theo hình thức biểu quyết điện tử với tỷ lệ tán thành cao.
04 hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Dữ liệu 2024 kể từ ngày 01/7/2025? Thu thập, tạo lập dữ liệu được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành trong phương án sử dụng lao động gồm danh sách người phải nghỉ việc hay không?
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục
Vị trí Chuyên Viên Kinh Doanh Ngân Hàng tại HCM & HN là cơ hội hấp dẫn cho các ứng viên năng động và đam mê trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Với nhiệm vụ chính là tìm kiếm và tư vấn cho khách hàng sản phẩm tín dụng, thẻ tín dụng cũng như các dịch vụ khác của ngân hàng, vị trí này đòi hỏi ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm. Lựa chọn việc làm này sẽ giúp bạn được hưởng những quyền lợi tốt nhất trong ngành cùng môi trường làm việc sáng tạo và chuyên nghiệp.
Vừa qua Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT có quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách