Giỗ tổ Hùng vương nên đi đâu? Người lao động có được nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương?

Giỗ tổ Hùng vương nên đi đâu? Người lao động có được nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương? Người lao động đi làm vào ngày nghỉ lễ được hưởng lương như thế nào?

Đăng bài: 16:01 31/03/2025

Giỗ tổ Hùng vương nên đi đâu?

Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ truyền thống của Việt Nam, diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng – những người có công dựng nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của dân tộc.

Địa điểm linh thiêng và ý nghĩa nhất để đi vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương chính là Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ). Đây là nơi tổ chức lễ hội lớn nhất cả nước, thu hút hàng vạn du khách thập phương về dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng. Tại đây, du khách có thể tham quan quần thể di tích gồm Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Lăng Vua Hùng và chùa Thiên Quang. Ngoài việc tham gia lễ dâng hương, bạn còn có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như rước kiệu, hát xoan, thi gói bánh chưng - bánh dày, đấu vật, và nhiều trò chơi dân gian khác.

Nếu bạn ở trong thành phố và muốn tham gia lễ Giỗ Tổ Hùng Vương mà không cần đi xa, có thể ghé thăm các đền thờ Hùng Vương hoặc địa điểm tâm linh gần nơi sinh sống. Tại TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể đến Đền thờ Hùng Vương trong Thảo Cầm Viên (Quận 1), nơi có khu vực thờ cúng và thường tổ chức lễ dâng hương vào ngày 10/3 âm lịch. Một lựa chọn khác là Khu tưởng niệm các Vua Hùng trong Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc (TP. Thủ Đức), nơi có không gian rộng lớn và tổ chức nghi lễ quy mô hoành tráng. Ở Hà Nội, bạn có thể đến Đền thờ Vua Hùng trong Công viên Bách Thảo (Ba Đình), gần Lăng Bác, hoặc Đền Sóc (Sóc Sơn), nơi không chỉ thờ Thánh Gióng mà còn có các nghi lễ tâm linh vào dịp Giỗ Tổ. Ngoài ra, nhiều địa phương khác cũng có đền thờ Hùng Vương như Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng…

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Giỗ tổ Hùng vương nên đi đâu? Người lao động có được nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương?

Giỗ tổ Hùng vương nên đi đâu? Người lao động có được nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương? (Hình từ Internet)

Người lao động có được nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:

Nghỉ lễ, tết
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người lao động được nghỉ làm việc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tức là ngày Giỗ tổ Hùng Vương và được hưởng nguyên lương trong ngày lễ này.

Người lao động đi làm vào ngày nghỉ lễ được hưởng lương như thế nào?

Theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Như vậy, người lao động đi làm vào 2 dịp lễ này thì được hưởng mức lương như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương/ngày, bao gồm:

+ 100% lương của ngày làm việc bình thường

+ 300% tiền lương làm việc vào ngày lễ

- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương/ngày, bao gồm:

+ 100% lương của ngày làm việc bình thường

+ 300% tiền lương ngày lễ

+ 30% lương làm việc vào ban đêm

+ 60% lương làm thêm giờ vào ban đêm (tương đương 20% của mức 300% tiền lương ngày lễ)

Xem thêm:

17 Lê Ngọc Phương Thanh

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...