Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Công ty thỏa thuận nâng lương nhưng không nâng có bị phạt không?
Người lao động được nâng lương trong trường hợp nào theo quy định pháp luật? Công ty hứa nâng lương nhưng không nâng có bị phạt không?
Nâng lương có phải là quy định bắt buộc trong hợp đồng lao động không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chế độ nâng lương như sau:
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Theo quy định, chế độ nâng lương là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động. Vì vậy, hợp đồng lao động bắt buộc phải quy định về chế độ nâng lương.
Công ty hứa nâng lương nhưng không nâng có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được công ty nâng lương theo quy định của pháp luật?
- Trường hợp 1: người lao động ký hợp đồng lao động sau khi hết thử việc (người lao động nhận lương thử việc thấp hơn lương chính thức).
Căn cứ Điều 26 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Như vậy, nếu lương thử việc thấp hơn lương chính thức thì sau khi hết thời gian thử việc và đạt yêu cầu thì sẽ được công ty trả mức lương cao hơn.
- Trường hợp 2: Lương tối thiểu vùng tăng (đối với người nhận lương tối thiểu)
Căn cứ theo khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo quy định, mức lương tối thiểu vùng sẽ được tăng dần theo từng năm. Nếu mức lương tối thiểu vùng tăng, những người lao động đang nhận lương tối thiểu cũng sẽ được nâng lương theo quy định của pháp luật.
Công ty thỏa thuận nâng lương nhưng không nâng có bị phạt không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt công ty thỏa thuận nâng lương nhưng không nâng như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: ...không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động... theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
…
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
...
Lưu ý: Mức phạt vi phạm hành chính nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, nếu công ty thỏa thuận nâng lương nhưng không nâng cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động được xem là không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Tùy theo số lượng lao động mà công ty có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Xem thêm:
- Công ty tuyển dụng lao động thông qua hình thức nào?
- Công ty trả lương chậm bao nhiêu ngày cho người lao động thì phải đền bù?
- Công ty có được phép trừ lương nhân viên hay không?
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];