Công điện 61: Ưu tiên tuyển dụng giáo viên đã có thời gian thực hiện hợp đồng giảng dạy

Tại Công điện 61/CĐ-TTg, Thủ tướng đã yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh thành ưu tiên tuyển các giáo viên đã có kinh nghiệm giảng dạy theo hợp đồng tại các cơ sở giáo dục.

Đăng bài: 13:00 13/05/2025

Công điện 61: Ưu tiên tuyển dụng giáo viên đã có thời gian thực hiện hợp đồng giảng dạy

Công điện 61: Ưu tiên tuyển dụng giáo viên đã có thời gian thực hiện hợp đồng giảng dạy (Hình từ Internet)

Công điện 61: Ưu tiên tuyển dụng giáo viên đã có thời gian thực hiện hợp đồng giảng dạy

Ngày 10/5/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 61/CĐ-TTg về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bảo đảm biên chế giáo viên mầm non, phổ thông và nghỉ hè cho trẻ em, học sinh năm 2025.

Theo đó, để bảo đảm biên chế, đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông, Thủ tướng đã yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai thực hiện các nội dung như sau:

- Chủ động rà soát, sắp xếp, điều tiết giáo viên mầm non, phổ thông giữa các cơ sở giáo dục trên địa bàn để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; tăng cường cử giáo viên biệt phái, dạy liên trường, liên cấp.

- Có các giải pháp đồng bộ, hiệu quả để tuyển đúng, tuyển đủ giáo viên theo số biên chế được cấp có thầm quyền giao, không để xảy ra tình trạng có biên chế mà không thực hiện tuyển dụng; ký hợp đồng giảng dạy để kịp thời bổ sung số lượng giáo viên còn thiếu theo quy định; xem xét, ưu tiên tuyển dụng, ký hợp đồng theo thẩm quyền đối với những giáo viên đã có thời gian thực hiện hợp đồng giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nếu đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn và phù hợp với quy định; trong quá trình thực hiện nếu phát sinh những nội dung vượt thầm quyền thì chủ động báo cáo, để xuất với cấp có thẩm quyền.

- Tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, phổ thông mới. Nghiên cứu có cơ chế, chính sách để thu hút giáo viên đến công tác và gắn bó lâu dài tại địa phương.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, phối hợp với Bộ Nội vụ để rà soát, đôn đốc, kiểm tra việc tuyển dụng giáo viên ở các địa phương, bảo đảm sử dụng hết số lượng biên chế đã được giao; tiếp tục đề xuất bổ sung biên chế đối với các địa phương còn thiếu giáo viên mầm non, phổ thông so với định mức.

Như vậy, các giáo viên đã có kinh nghiệm giảng dạy theo hợp đồng tại các cơ sở giáo dục nếu đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn và phù hợp với quy định sẽ được ưu tiên tuyển dụng trở lại.

Theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP, việc tuyển dụng giáo viên phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên công lập năm 2025

[1] Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non công lập

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.

- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước trẻ em.

- Yêu nghề, thương yêu trẻ em; biết quản lý cảm xúc; đối xử công bằng và tôn trọng trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.

Cơ sở pháp lý: Điều 2a Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (được bổ sung tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT).

[2] Đối với giáo viên trong các trường tiểu học công lập

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học.

- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.

- Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.

Cơ sở pháp lý: Điều 2a Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (được bổ sung tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT).

[3] Đối với giáo viên trong các trường trung học cơ sở công lập

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học cơ sở.

- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.

- Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.

Cơ sở pháp lý: Điều 2a Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT (được bổ sung tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT).

[4] Đối với giáo viên trong các trường trung học phổ thông công lập

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông.

- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.

- Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.

Cơ sở pháp lý: Điều 2a Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT (được bổ sung tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT).

Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo theo Luật Giáo dục như thế nào?

Cụ thể tại Điều 69 và Điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền của nhà giáo như sau:

[1] Về nghĩa vụ

- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

[2] Về quyền

- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.

- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm 

4 Trần Thanh Rin

Từ khóa: tuyển dụng giáo viên Hợp đồng giảng dạy cơ sở giáo dục Biên chế Nhà giáo Ưu tiên tuyển dụng giáo viên Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...