Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Có bao nhiêu hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức kể từ 2025?
Có bao nhiêu hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức kể từ 2025? Cơ quan, tổ chức, đơn vị đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm gì? Các trách nhiệm của công chức trong đào tạo?
Có bao nhiêu hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức kể từ 2025?
Căn cứ Điều 47 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức kể từ 2025 như sau:
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức
1. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
2. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm:
a) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức;
b) Đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý.
3. Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ quy định.
Như vậy, sẽ có 02 hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức kể từ 2025 được quy định như sau:
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức.
- Đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý.
Xem thêm Khai giảng Lớp bồi dưỡng Xây dựng hình ảnh Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương
Có bao nhiêu hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức kể từ 2025? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 48 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng công chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tạo điều kiện để công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng công chức được quy định như sau:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tạo điều kiện để công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
04 trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng là những trách nhiệm nào?
Căn cứ Điều 49 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng
1. Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật.
3. Công chức đạt kết quả xuất sắc trong khóa đào tạo, bồi dưỡng được biểu dương, khen thưởng.
4. Công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Do đó, 04 trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng là những trách nhiệm sau đây:
(1) Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
(2) Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật.
(3) Công chức đạt kết quả xuất sắc trong khóa đào tạo, bồi dưỡng được biểu dương, khen thưởng.
(4) Công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Chương trình, tài liệu bồi dưỡng ngạch công chức do ai thẩm định, phê duyệt?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm định, phê duyệt chương trình, tài liệu bồi dưỡng
1. Các loại chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý phải được thẩm định trước khi ban hành.
2. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ; chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã phải được phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng.
3. Cơ quan quản lý chương trình tổ chức thẩm định hoặc phê duyệt chương trình bồi dưỡng.
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; các cơ quan, đơn vị tổ chức thẩm định hoặc phê duyệt tài liệu bồi dưỡng được giao biên soạn.
Như vậy, chương trình, tài liệu bồi dưỡng ngạch công chức do học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; các cơ quan, đơn vị tổ chức thẩm định hoặc phê duyệt tài liệu bồi dưỡng được giao biên soạn.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tìm kiếm liên quan
Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 trên cả nước? Tiền lương của người lao động khi làm việc vào ngày Tết Âm lịch 2025 là bao nhiêu?
Mùng 2 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Được nghỉ Tết nhưng công ty yêu cầu đi làm, người lao động cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Người lao động đi làm vào mùng 2 Tết dương lịch được hưởng lương ra sao?
Theo quy định, đại hội công đoàn các cấp có được thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam không? Nhiệm kỳ của đại hội công đoàn các cấp kéo dài bao lâu?
Phân biệt đối tượng đóng đoàn phí và kinh phí công đoàn?
Xem nhiều nhất gần đây
Mẫu viết thư UPU lần thứ 54 như thế nào? Tiền thưởng cuộc thi viết thư UPU có phải đóng thuế TNCN hay không?
Cắt tóc vào ngày tốt sẽ mang lại may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Lịch cắt tóc tháng 1 2025: Ngày tốt để cắt tóc tháng 1 2025 và ngày xấu cần tránh?
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho học sinh 63 tỉnh thành? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương năm 2025 là gì?
Nghị định 73 quy định cách tính tiền thưởng Tết cho lực lượng vũ trang như thế nào? Làm thế nào để xác định mức thưởng tết âm lịch 2025 cho cán bộ công chức viên chức?
Mẫu banner thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 đẹp, ấn tượng nhất? Ngày này người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào? Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2025 miền bắc chi tiết nhất? Người lao động có được tạm ứng tiền lương trước khi nghỉ tết Nguyên Đán 2025 không?
Vi phạm chở trẻ em từ 06 tuổi trở lên ngồi phía trước khi đi xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu? Có bị tạm giữ phương tiện đối với hành vi điều khiển xe máy chở trẻ em từ 06 tuổi trở lên ngồi phía trước không?
Chính thức lịch nghỉ tết 2025 của học sinh, giáo viên 63 tỉnh thành? Khi nào thì học sinh sẽ được học vượt lớp?
Năm 2025, dắt chó chạy theo bằng xe máy có bị phạt không theo Nghị định 168? Người lái xe phải giảm tốc độ khi có vật nuôi đi trên đường?