Không thực hiện điều động nhà giáo trong trường hợp nào kể từ ngày 01/01/2026?
Không thực hiện điều động nhà giáo trong trường hợp nào kể từ ngày 01/01/2026? Quy định về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo từ ngày 01/01/2026?
Việc điều động nhà giáo được thực hiện trong các trường nào từ ngày 01/01/2026?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Nhà giáo 2025 quy định việc điều động nhà giáo được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Bố trí nhà giáo do sắp xếp lại cơ sở giáo dục hoặc giải quyết tình trạng thừa, thiếu nhà giáo;
+ Giải quyết chính sách đối với nhà giáo sau khi kết thúc thời gian được điều động đến công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Hỗ trợ nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục, quản lý của cơ sở giáo dục;
+ Theo yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 17 Luật Nhà giáo 2025 quy định việc thực hiện điều động nhà giáo phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
+ Nhà giáo được điều động phải đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm sẽ đảm nhận;
+ Công tác điều động nhà giáo phải được thực hiện công khai, minh bạch, khách quan, đúng quy định của pháp luật.
Không thực hiện điều động nhà giáo trong trường hợp nào kể từ ngày 01/01/2026? (Hình ảnh Internet)
Không thực hiện điều động nhà giáo trong trường hợp nào kể từ ngày 01/01/2026?
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Luật Nhà giáo 2025 quy định trường hợp không thực hiện điều động nhà giáo như sau:
Điều động nhà giáo
...
3. Các trường hợp không thực hiện điều động bao gồm:
a) Nhà giáo nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nhà giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; nhà giáo có vợ hoặc chồng đang được điều động, biệt phái hoặc cử làm nhiệm vụ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Việc điều động nhà giáo vẫn thực hiện đối với đối tượng quy định tại điểm này nếu nhà giáo có nguyện vọng được điều động;
b) Nhà giáo thuộc trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định, từ ngày 01/01/2026 (ngày Luật Nhà giáo 2025 có hiệu lực thi hành) sẽ không thực hiện điều đồng nhà giáo trong các trường hợp sau:
+ Nhà giáo nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
+ Nhà giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
+ Nhà giáo có vợ hoặc chồng đang được điều động, biệt phái hoặc cử làm nhiệm vụ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Lưu ý: Việc điều động nhà giáo vẫn thực hiện đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Luật Nhà giáo 2025 nếu nhà giáo có nguyện vọng được điều động;
+ Nhà giáo thuộc trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quy định về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo từ ngày 01/01/2026?
Căn cứ Điều 23 Luật Nhà giáo 2025 nêu rõ tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo được quy định như sau:
- Đối với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập:
+ Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;
+ Phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp khác theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật;
+ Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo ở một số ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với nhà giáo làm việc trong điều kiện bình thường.
- Đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập: tiền lương thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
- Đối với nhà giáo công tác ở ngành, nghề có chế độ đặc thù: được hưởng chế độ đặc thù theo quy định của pháp luật và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo.
Đối tượng nào được ưu tiên đăng ký tuyển dụng nhà giáo?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Luật Nhà giáo 2025 quy định các đối tượng được ưu tiên trong tuyển dụng bao gồm:
+ Người đã làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục tại vị trí việc làm phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng;
+ Đối với giáo dục nghề nghiệp, ưu tiên người có kỹ năng nghề cao, có kinh nghiệm trong thực tế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;
+ Trường hợp ưu tiên tuyển dụng khác theo quy định của pháp luật.
Từ khóa: Điều động Nhà giáo Thực hiện điều động Nhà giáo Không thực hiện điều động nhà giáo Không thực hiện điều động nhà giáo trong trường hợp nào Tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;