Khi nào áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ công chức?
Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ công chức đối với trường hợp nào?
Khi nào áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ công chức?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 172/2025/NĐ-CP, hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm bị kỷ luật cảnh cáo, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức; những việc cán bộ, công chức không được làm; vi phạm đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp ở công sở, giao tiếp với Nhân dân; vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Vi phạm quy định về: quy chế tập trung dân chủ; tuyên truyền, phát ngôn; bảo vệ chính trị nội bộ.
- Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước và của Nhân dân trái quy định.
- Vi phạm quy định khác của Đảng và của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.
Lưu ý: Các hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị kỷ luật cảnh cáo:
- Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
Khi nào áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ công chức? (Hình từ Internet)
Mức độ của hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 172/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định của Đảng liên quan đến hoạt động công vụ; các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức; những việc cán bộ, công chức không được làm; vi phạm đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp ở công sở, giao tiếp với Nhân dân; vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức và Nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức và Nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Theo đó, xác định mức độ của hành vi vi phạm như sau:
- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức và Nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức và Nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ công chức có hiệu lực bao lâu?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 172/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
3. Trường hợp cán bộ, công chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
a) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
b) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
...
9. Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành.
Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định xử lý kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.
Trường hợp cán bộ, công chức tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật đang trong thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.
Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức.
...
Theo đó, quyết định xử lý kỷ luật cán bộ công chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành.
Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định xử lý kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.
Trường hợp cán bộ công chức tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật đang trong thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Lúc này xử lý kỷ luật theo hình thức sau:
- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
>> Xem thêm: Mới nhất: Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức theo Nghị định 172/2025/NĐ-CP
Từ khóa: Kỷ luật khiển trách Cán bộ công chức Xử lý kỷ luật Quyết định xử lý kỷ luật Gây hậu quả ít nghiêm trọng Vi phạm lần đầu Cán bộ
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;