Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính online chi tiết?
Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính online chi tiết? Doanh nghiệp có phải xuất hóa đơn theo địa chỉ mới sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính online chi tiết?
Căn cứ theo Tài liệu hướng dẫn thực hiện hồ sơ do thay đổi địa giới hành chính do Bộ Tài chính ban hành thì đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính online chi tiết.
Cụ thể, áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi các thông tin liên quan đến địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính (chỉ thay đổi liên quan đến địa giới hành chính).
Tài liệu hướng dẫn Tải về
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính online:
Bước 1: Truy cập vào cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đường link: https://dangkykinhdoanh.gov.vn và đăng nhập bằng VNEID
Bước 2: Nhấn [Đăng ký doanh nghiệp], chọn phương thức nộp hồ sơ rồi nhấn [Tiếp theo]
Bước 3: Chọn loại đăng ký trực tuyến, tích chọn vào ô “Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc”
Bước 4: Nhập mã số doanh nghiệp và bấm nút [Tìm kiếm], sau đó bấm nút [Tiếp theo]
Bước 5: Tích chọn vai trò người nộp hồ sơ, sau đó nhập số giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật và bấm nút [Tiếp theo]
Bước 6: Chọn loại đăng ký thay đổi, tích chọn vào ô “Thay đổi nội dung ĐKDN”. Đồng thời tích chọn vào ô “Chỉ thực hiện thay đổi địa giới hành chính”, sau đó bấm nút [Tiếp theo]
Lưu ý:
- Nếu nội dung đăng ký thay đổi chỉ thay đổi địa giới hành chính thì bấm nút chọn “Thay đổi nội dung ĐKDN” và “Chỉ thực hiện thay đổi địa giới hành chính”.
- Nếu nội dung đăng ký thay đổi bao gồm các thay đổi khác thì không bấm nút chọn “Chỉ thực hiện thay đổi địa giới hành chính”.
Bước 7: Xác nhận thông tin đăng ký và bấm nút [Bắt đầu]
Bước 8: Tích chọn vào ô thông tin thay đổi địa chỉ tương ứng với trường hợp của doanh nghiệp, sau đó bấm nút [Xác nhận].
Lưu ý:
- Tại mỗi khối thông tin cần thay đổi, chỉ tích chọn 01 ô duy nhất tương ứng với trường hợp của doanh nghiệp (Từ 01 địa chỉ cũ thành duy nhất 01 địa chỉ mới).
- Trường hợp từ 01 địa chỉ cũ có khả năng chuyển thành nhiều địa chỉ mới khác nhau, doanh nghiệp chỉ chọn duy nhất 01 địa chỉ mới.
Bước 9: Nhập các thông tin tại các khối còn chưa có tích xanh (Khối người nộp hồ sơ, khối người ký,…) và kiểm tra tính chính xác của tất cả các thông tin.
Bước 10: Nhập văn bản đính kèm
Lưu ý:
Các văn bản đính kèm trong Hồ sơ chỉ thay đổi địa giới hành chính bao gồm: Thông báo thay đổi nội dung ĐKDN; Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKDN (nếu có); Văn bản khác (nếu có).
Bước 11: Chuẩn bị → Xác nhận → Ký số → Nộp hồ sơ.
Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính online chi tiết? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có phải xuất hóa đơn theo địa chỉ mới sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
Căn cứ theo khoản 4 Công văn 1689/CT-NVT năm 2025 quy định như sau:
Căn cứ lộ trình việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 tại Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tinh, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã được Chính phủ thông quạ tại Nghị quyết số 125/NQCP và Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 9/5/2025, nhằm đảm bảo dữ liệu địa chỉ của người nộp thuế (NNT) được chuẩn hóa theo danh mục địa bàn hành chính 2 cấp trong thời gian tới, tiếp theo công văn số 1500/CT-DTTK hướng dẫn cơ quan thuế các cấp lập và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN năm 2025 theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Cục Thuế đề nghị các Chi cục Thuế thực hiện rà soát, chuẩn hóa thông tin danh bạ NNT như sau:
...
4. Tổ chức thực hiện
...
Thông báo cho NNT về việc cơ quan thuế cập nhật địa chỉ của NNT theo địa bàn hành chính mới và thông tin cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo công văn này để NNT thực hiện các thủ tục hành chính thuế thuận lợi theo đúng quy định sau khi cơ quan thuế cập nhật trên hệ thống đăng ký thuế (qua tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế; địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế qua ứng dụng Etaxmobile của người đại diện theo pháp luật). Thông báo này sẽ là căn cứ để người nộp thuế giải trình với cơ quan có liên quan hoặc giải thích với khách hàng trong trường hợp địa chỉ ghi trên hóa đơn là địa chỉ do cơ quan thuế đã cập nhật theo danh mục địa bản hành chính mới nhưng thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vẫn là địa chỉ theo danh mục địa bàn hành chính cũ;
Hướng dẫn NNT trong trường hợp cần đồng bộ địa chỉ trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh nếu có nhu cầu;
...
Có thể thấy, doanh nghiệp không bắt buộc phải điều chỉnh địa chỉ trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo địa chỉ mới sau sáp nhập.
Bên cạnh đó, theo Mục 1 Công văn 4370/BTC-DNTN năm 2025 quy định như sau:
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 571/QĐ-TTg ngày 12/3/2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, Bộ Tài chính hướng dẫn công tác đăng ký kinh doanh trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính như sau:
1. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh đã được cấp.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác đăng ký thay đổi thông tin về địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác cập nhật thông tin về địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh khi có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời khi đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi nội dung khác trong đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác.
...
Ngoài ra, theo quy định thì doanh nghiệp tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cập trước khi thay đổi địa giới hành chính.
Đồng thời, doanh nghiệp chỉ thực hiện thay đổi địa giới hành chính khi có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời khi đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi nội dung khác trong đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, từ các quy định nêu trên thì từ ngày 1/7/2025, doanh nghiệp không bắt buộc phải xuất hóa đơn theo địa chỉ mới, trường hợp địa chỉ ghi trên hóa đơn là địa chỉ do cơ quan thuế đã cập nhật theo danh mục địa bàn hành chính mới doanh nghiệp được phép sử dụng thông báo này của cơ quan thuế làm căn cứ giải trình khi cần thiết.
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:
- Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
- Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
- Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp.
- Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được quy định như sau:
+ Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế được thực hiện dựa trên hệ thống các tiêu chí, thông tin về lịch sử quá trình hoạt động của người nộp thuế, quá trình tuân thủ pháp luật và mối quan hệ hợp tác với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuế và mức độ vi phạm pháp luật về thuế;
+ Phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan quản lý thuế xem xét các nội dung có liên quan, gồm thông tin về dấu hiệu rủi ro; dấu hiệu, hành vi vi phạm trong quản lý thuế; thông tin về kết quả hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật này;
+ Cơ quan quản lý thuế sử dụng kết quả đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và kết quả phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp.
- Cơ quan quản lý thuế ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Xem thêm
Từ khóa: Đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ Doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ Thay đổi địa giới hành chính Địa giới hành chính Xuất hóa đơn Địa chỉ mới Quản lý thuế Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;