Người lao động cố ý gây thương tích người khác tại nơi làm việc ở mức độ nào sẽ bị sa thải?

Người lao động cố ý gây thương tích người khác tại nơi làm việc ở mức độ nào sẽ bị sa thải? Nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích được quy định ra sao?

Đăng bài: 09:34 24/04/2025

Người lao động cố ý gây thương tích người khác tại nơi làm việc ở mức độ nào sẽ bị sa thải?

Người lao động cố ý gây thương tích người khác tại nơi làm việc ở mức độ nào sẽ bị sa thải? (Hình từ Internet)

Người lao động cố ý gây thương tích người khác tại nơi làm việc ở mức độ nào sẽ bị sa thải?

Sa thải là một trong những hình thức xử lý kỷ luật lao động theo Bộ luật Lao động 2019.

Cụ thể tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp người lao động sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải gồm:

[1]  Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

[2] Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

[3] Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động 2019;

Điều 126. Xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động

1. Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.

[4] Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, nếu người lao động cố ý gây thương tích người khác tại nơi làm việc sẽ thuộc trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Tuy nhiên Bộ luật Lao động 2019 không quy định cụ thể mức độ thương tích để áp dụng hình thức này.

Mặc dù vậy, người sử dụng lao động có thể dựa vào mức độ thương tích được tính theo tỷ lệ tổn thương cơ thể, quy định tại Bảng 1: Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH hoặc dựa vào nội quy lao động để làm cơ sở áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với trường hợp này.

Nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích được quy định ra sao?

Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH, việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích phải bảo đảm các nguyên tắc như sau:

- Tổng tỷ lệ phần trăm (%) tổn thương cơ thể của một người không được vượt quá 100%.

- Mỗi tổn thương cơ thể chỉ được tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể một lần.

- Nếu nhiều tổn thương cơ thể là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được nêu trong Bảng tỷ lệ quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH này thì tỷ lệ % tổn thương cơ thể được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.

- Nếu cơ thể được xác định có 01 (một) tổn thương thì tỷ lệ % tổn thương cơ thể là giới hạn cao nhất của tỷ lệ % tổn thương cơ thể đó.

- Khi tổng hợp tỷ lệ % tổn thương cơ thể, chỉ được lấy giới hạn trên của tỷ lệ % tổn thương cơ thể cao nhất một lần, từ tổn thương cơ thể thứ hai trở đi, lấy giới hạn dưới của tỷ lệ % tổn thương cơ thể để tính, theo trình tự từ tỷ lệ % tổn thương cơ thể cao nhất đến tỷ lệ % tổn thương cơ thể thấp nhất.

- Tỷ lệ % tổn thương cơ thể là số nguyên. Khi tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể chỉ lấy hàng thập phân đến một chữ số. Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị.

19 Trần Thanh Rin

Từ khóa: cố ý gây thương tích người lao động sa thải Hình thức xử lý kỷ luật sa thải bộ luật lao động kỷ luật lao động

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...