Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Đề xuất mới về mức chi đào tạo cán bộ công chức trong nước?

Đề xuất mới về mức chi đào tạo cán bộ công chức trong nước tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?

Đăng bài: 01:20 28/07/2025

Đề xuất mới về mức chi đào tạo cán bộ công chức trong nước?

Bộ Tài chính đang Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Dự thảo Thông tư).

Xem chi tiết Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Tải về

Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Dự thảo Thông tư, đề xuất mới về mức chi đào tạo cán bộ công chức trong nước như sau:

- Kinh phí đào tạo CBCC ở trong nước được bố trí trong dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị quản lý CBCC và được sử dụng để chi cho các nội dung sau:

+ Chi phí dịch vụ đào tạo và các khoản chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo: Theo hóa đơn của cơ sở đào tạo nơi CBCC được cử đi đào tạo hoặc theo hợp đồng cụ thể do cấp có thẩm quyền ký kết;

+ Chi hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: Căn cứ khả năng ngân sách được giao, căn cứ vào chứng từ, hóa đơn hợp pháp thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức chi hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc cho đối tượng được cử đi đào tạo cho phù hợp.

- Chỉ hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung; chỉ hỗ trợ chỉ phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lế; nghỉ tết); chi thanh toán tiền thuê chỗ nghi cho cán bộ, công chức, viên chức trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo và đơn vị tổ chức đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ)

Căn cứ địa điểm tổ chức lớp học và khả năng ngân sách, các cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác của mình để hỗ trợ cho CBCC được củ đi đào tạo các khoản chi phí nêu trên đảm bảo nguyên tắc: Các khoản chi hỗ trợ này không vượt quá mức chi quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị và Thông tư 12/2025/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

Trên đây là thông tin về "Đề xuất mới về mức chi đào tạo cán bộ công chức trong nước?".

Đề xuất mới về mức chi đào tạo cán bộ công chức trong nước?

Đề xuất mới về mức chi đào tạo cán bộ công chức trong nước? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo cán bộ công chức?

Căn cứ Điều 3 Dự thảo Thông tư quy định nguyên tắc sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức như sau:

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho CBCC thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp tại cơ sở và cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo khác) các nội dung: Lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng và an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm; kiến thức khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, công nghệ số.

- Căn cứ đối tượng, điều kiện cử CBCC đi đào tạo sau đại học theo quy định tại Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 171/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi đưỡng công chức; căn cứ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được phân bổ và các nguồn kinh phí khác, các cơ quan, đơn vị quyết định việc hỗ trợ một phần chi phí (học phí, mua giáo trình) cho đối tượng CBCC được cấp có thẩm quyền có quyết định cử đi đào tạo.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được sử dụng để chi các hoạt động trực tiếp phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại các cơ quan, đơn vị; Không sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng để chi: Hoạt động bộ máy của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương; chỉ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Kinh phí hoạt động bộ máy của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC do các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương bảo đảm từ nguồn kinh phí thường xuyên được giao hàng năm.

- Trường hợp các cơ quan, đơn vị thực hiện đấu thầu, đặt hàng dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sử dụng ngân sách nhà nước thì thực hiện theo quy định của Chính phủ về đấu thầu, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

- Tăng cường hình thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến; giảm hình thức đào tạo trực tiếp. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng quyết định hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yều cầu và tình hình thực tế, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.

Chế độ bảo cáo và kiểm tra về việc thực hiện công tác đào tạo cán bộ công chức ra sao?

Căn cứ Điều 6 Dự thảo Thông tư quy định chế độ bảo cáo và kiểm tra về việc thực hiện công tác đào tạo cán bộ công chức như sau:

- Hàng năm, các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp và gửi báo cáo tình hình thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC về Bộ Nội vụ, về cơ quan chủ trì Đề án/Dự án.

- Bộ Nội vụ, cơ quan chủ trì Đề án/Dự án có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra định kỳ và đột xuất về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC, nội dung sử dụng kinh phí Đề án/Dự án tại các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan trung ương và địa phương bảo đảm giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC đúng mục tiêu, đúng chế độ, tiết kiệm và hiệu quả.

- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra định kỳ, đột xuất, giám sát đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC trên địa bàn, bảo đảm đạt được các chỉ tiêu được giao, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ quy định.

Xem thêm

Từ khóa: Chi đào tạo cán bộ công chức Chi đào tạo Mức chi đào tạo cán bộ công chức Mức chi đào tạo Cán bộ công chức Đào tạo cán bộ công chức trong nước Bồi dưỡng cán bộ

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...