Danh sách 13 Thuế cơ sở tỉnh Lâm Đồng từ 01/7/2025? Chi tiết tên gọi, trụ sở 13 Thuế cơ sở tỉnh Lâm Đồng?
Danh sách 13 Thuế cơ sở tỉnh Lâm Đồng từ 01/7/2025? Chi tiết tên gọi, trụ sở 13 Thuế cơ sở tỉnh Lâm Đồng ra sao? Thuế cơ sở tỉnh Lâm Đồng có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Danh sách 13 Thuế cơ sở tỉnh Lâm Đồng từ 01/7/2025? Chi tiết tên gọi, trụ sở 13 Thuế cơ sở tỉnh Lâm Đồng?
Ngày 30/6/2025, Cục Thuế đã có Quyết định 1378/QĐ-CT năm 2025 quy định tên gọi, trụ sở, địa bàn quản lý của 350 Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong đó, có danh sách 13 Thuế cơ sở tỉnh Lâm Đồng từ 01/7/2025 sau sáp nhập tỉnh chi tiết như sau:
STT |
Tên cơ sở thuế |
Địa bàn quản lý |
Nơi đặt trụ sở chính |
1 |
Thuế cơ sở 1 tỉnh Lâm Đồng |
Phường Xuân Hương - Đà Lạt, Phường Cam Ly - Đà Lạt, Phường Lâm Viên - Đà Lạt, Phường Xuân Trường - Đà Lạt, Phường Lang Biang - Đà Lạt, Xã Lạc Dương |
Phường Xuân Hương - Đà Lạt |
2 |
Thuế cơ sở 2 tỉnh Lâm Đồng |
Phường 1 Bảo Lộc, Phường 2 Bảo Lộc, Phường 3 Bảo Lộc, Phường B’Lao, Xã Bảo Lâm 1, Xã Bảo Lâm 2, Xã Bảo Lâm 3, Xã Bảo Lâm 4, Xã Bảo Lâm 5, Xã Di Linh, Xã Hòa Ninh, Xã Hòa Bắc, Xã Tràng Thượng, Xã Bảo Thuận, Xã Sơn Điền, Xã Gia Hiệp |
Phường 1 Bảo Lộc |
3 |
Thuế cơ sở 3 tỉnh Lâm Đồng |
Xã Hiệp Thạnh, Xã Đức Trọng, Xã Tân Hội, Xã Ninh Gia, Xã Hà Hiên, Xã Tà Năng, Xã Đam Dương, Xã Ka Đô, Xã Quảng Lập, Xã Đạ Ròn |
Xã Đức Trọng |
4 |
Thuế cơ sở 4 tỉnh Lâm Đồng |
Xã Đinh Văn Lâm Hà, Xã Phú Sơn Lâm Hà, Xã Nam Hà Lâm Hà, Xã Nam Ban Lâm Hà, Xã Tân Hà Lâm Hà, Xã Phúc Thọ Lâm Hà, Xã Đam Rông 1, Xã Đam Rông 2, Xã Đam Rông 3, Xã Đam Rông 4 |
Xã Đinh Văn Lâm Hà |
5 |
Thuế cơ sở 5 tỉnh Lâm Đồng |
Xã Đạ Huoai 1, Xã Đạ Huoai 2, Xã Đạ Huoai 3, Xã Đạ Tẻh, Xã Đạ Tẻh 2, Xã Đạ Tẻh 3, Xã Cát Tiên 2, Xã Cát Tiên 3 |
Xã Đạ Tẻh |
6 |
Thuế cơ sở 6 tỉnh Lâm Đồng |
Phường Hàm Thắng, Phường Bình Thuận, Phường Mũi Né, Phường Phú Thủy, Phường Phan Thiết, Phường Tiến Thành, Xã Tuyền Quang, Xã Hàm Thạnh, Xã Hàm Kiệm, Xã Tân Thành, Xã Nam Sơn, Xã Tân Lập, Xã Đông Giang, Xã Lạc Đà, Xã Hàm Thuận Bắc, Xã Đa Mi, Xã Hàm Liêm |
Phường Phú Thủy |
7 |
Thuế cơ sở 7 tỉnh Lâm Đồng |
Đặc khu Phú Quý |
Đặc khu Phú Quý |
8 |
Thuế cơ sở 8 tỉnh Lâm Đồng |
Xã Bắc Bình, Xã Hồng Thái, Xã Hải Ninh, Xã Phan Sơn, Xã Song Lây, Xã Lương Sơn, Xã Hòa Thắng, Xã Vĩnh Hòa, Xã Liên Hương, Xã Tuy Phong, Xã Phan Rí Cửa |
Xã Bắc Bình |
9 |
Thuế cơ sở 9 tỉnh Lâm Đồng |
Phường La Gi, Phường Phước Hội, Xã Tân Hải, Xã Tân Minh, Xã Hàm Tân, Xã Sơn Mỹ, Xã Nam Thành, Xã Đức Linh, Xã Hoài Đức, Xã Trà Tân, Xã Ngãi Đức, Xã Đồng Khoa, Xã Sủ Kê Kiết |
Phường La Gi |
10 |
Thuế cơ sở 10 tỉnh Lâm Đồng |
Phường Bảo Gia Nghĩa, Phường Nam Gia Nghĩa, Phường Đông Gia Nghĩa, Xã Quảng Sơn, Xã Quảng Hòa, Xã Quảng Nê, Xã Tà Đùng |
Phường Nam Gia Nghĩa |
11 |
Thuế cơ sở 11tỉnh Lâm Đồng |
Xã Kiến Đức, Xã Nhân Cơ, Xã Quảng Tín, Xã Quảng Trực, Xã Tuy Đức, Xã Quảng Tân |
Xã Kiến Đức |
12 |
Thuế cơ sở 12 tỉnh Lâm Đồng |
Xã Đức Lập, Xã Đắk Mil, Xã Thuận An, Xã Đắk Sắk, Xã Đức An, Xã Đắk Song, Xã Thuận Hạnh, Xã Trường Xuân |
Xã Đức Lập |
13 |
Thuế cơ sở 13 tỉnh Lâm Đồng |
Xã Cư Jút, Xã Đắk Wil, Xã Nam Dong, Xã Krông Nô, Xã Nam Dà, Xã Nam Nung, Xã Quảng Phú |
Xã Cư Jút |
Danh sách 13 Thuế cơ sở tỉnh Lâm Đồng từ 01/7/2025? Chi tiết tên gọi, trụ sở 13 Thuế cơ sở tỉnh Lâm Đồng? (Hình từ Internet)
Thuế cơ sở tỉnh Lâm Đồng có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1377/QĐ-CT năm 2025 về nhiệm vụ quyền hạn của Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh, thành phố như sau:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Thuế cơ sở về đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, thông báo thuế, nộp thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế; quản lý nghĩa vụ người nộp thuế, giám sát hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; đăng ký, sử dụng và tiếp nhận dữ liệu hóa đơn, chứng từ, cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; quản lý nợ thuế; gia hạn nộp thuế, khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền chậm nộp; không tỉnh tiền chậm nộp và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, (sau đây gọi chung là quản lý nghiệp vụ thuế) và các nghiệp vụ khác có liên quan đến quản lý nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
- Thực hiện công tác phân tích, dự báo, lập, triển khai thực hiện dự toán, thống kê, kế toán, quyết toán thu ngân sách nhà nước, báo cáo tài chính nhà nước đối với những nguồn thu được phân công quản lý, tổ chức thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn thu, chống thất thu ngân sách nhà nước.
Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn, chủ trì và phối hợp với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao; theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện thu ngân sách.
- Cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế; hướng dẫn thực hiện, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế cho người nộp thuế; tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính về thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
- Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách nhà nước.
- Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế,
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế, cung cấp thông tin của người nộp thuế theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Thuế cơ sở
- Thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi Thuế cơ sở quản lý.
- Kiểm tra, giám sát việc đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế thuộc phạm vị quản lý.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về hành vi trốn thuế, vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế và xử lý vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện áp dụng quản lý rủi ro đối với người nộp thuế, báo cáo, để xuất việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế với cơ quan thuế cấp trên.
- Đánh giá kết quả tác nghiệp của công chức thuế đối với người nộp thuế trong các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế,
- Xử lý, cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu về thuế, hóa đơn điện từ và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan, tiếp nhận và hỗ trợ sử dụng các phần mềm ứng dụng, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và chuyển đổi số công tác quản lý thuế, quản lý nội ngành thuộc phạm vi quản lý, hỗ trợ kỹ thuật đối với các trang thiết bị công nghệ thông tin triển khai tại đơn vị, thực hiện công tác đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng trong phạm vi đơn vị, xử lý các sự cố liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin và báo cáo kịp thời với Thuế tỉnh, thành phố.
- Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công quốc gia theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện các quy định về công tác văn thư, lưu trữ, công tác bảo vệ bị mật nhà nước và công tác cải cách hành chính, công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại Thuế cơ sở.
Triển khai công tác đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế.
- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra nội bộ, thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo thẩm quyền; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, công tác tài chính, tài sản, ẩn chỉ và các nhiệm vụ nội ngành khác.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trường Thuế tỉnh, thành phố.
Các hành vi nào bị cấm trong quản lý thuế?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019 thì những hành vi bị cấm trong quản lý thuế gồm những hành vi sau đây:
(1)Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
(2) Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
(3) Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
(4) Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
(5) Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
(6) Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
(7) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
(8) Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.
Xem thêm:
>> Danh sách 10 Thuế cơ sở tỉnh Đồng Nai sau sáp nhập từ 1/7/2025?
Từ khóa: Thuế cơ sở 13 Thuế cơ sở Thuế cơ sở tỉnh Lâm Đồng Tỉnh Lâm Đồng Quản lý thuế Nhiệm vụ
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;