Công văn 2386/CT-CS: Chính thức đổi tên 03 chức danh của người có thẩm quyền ngành thuế?
Công văn 2386/CT-CS: Chính thức đổi tên 03 chức danh của người có thẩm quyền ngành thuế? Lực lượng quản lý thuế được xây dựng dựa trên những quy định nào?
Công văn 2386/CT-CS: Chính thức đổi tên 03 chức danh của người có thẩm quyền ngành thuế?
Vừa qua, ngày 10/7/2025, Cục Thuế ban hành Công văn 2386/CT-CS năm 2025 về bổ sung hướng dẫn xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế từ ngày 01/7/2025.
Cụ thể, căn cứ Kết luận 160-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thực hiện nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính, bảo đảm tiến độ, yêu cầu theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư;
Căn cứ Quyết định 2229/QĐ-BTC năm 2025 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quyết định 381/QĐ-BTC năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế; Quyết định 1376/QĐ-CT năm 2025 của Cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thuế tỉnh, thành phố thuộc Cục Thuế; Quyết định 1377/QĐ-CT năm 2025 của Cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh, thành phổ;
Để phù hợp với việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp từ ngày 1/7/2025 trở đi, Cục Thuế bổ sung một số nội dung tại Công văn 204/CTCS năm 2025 như sau:
- Về chức danh của người có thẩm quyền như sau:
+ Chức danh “Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực” được đổi thành “Trưởng Thuế tỉnh, thành phố"
+ Chức danh Chi cục trưởng Chi cục Thuế thương mại điện tử và Chi cục trưởng Chi cục Thuế doanh nghiệp lớn được giữ nguyên;
+ Chức danh “Đội trưởng Đội Thuế cấp huyện” được đổi thành “Trưởng Thuế cơ sở”.
- Các phụ lục kèm theo Công văn 204/CTCS năm 2025 được đổi tương ứng như trên.
Trên đây là thông tin về "Công văn 2386/CT-CS: Chính thức đổi tên 03 chức danh của người có thẩm quyền ngành thuế?"
Công văn 2386/CT-CS: Chính thức đổi tên 03 chức danh của người có thẩm quyền ngành thuế? (Hình từ Internet)
Lực lượng quản lý thuế được xây dựng dựa trên những quy định nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Quản lý thuế 2019 quy định xây dựng lực lượng quản lý thuế như sau:
Xây dựng lực lượng quản lý thuế
1. Lực lượng quản lý thuế được xây dựng trong sạch, vững mạnh; được trang bị và làm chủ kỹ thuật hiện đại, hoạt động hiệu lực và hiệu quả.
2. Công chức quản lý thuế là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan quản lý thuế; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
3. Chế độ phục vụ, chức danh, tiêu chuẩn, lương, chế độ đãi ngộ khác, cấp hiệu, trang phục của công chức quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm đào tạo, xây dựng đội ngũ công chức quản lý thuế để thực hiện chức năng quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Theo đó, theo quy định nêu trên thì lực lượng quản lý thuế được xây dựng dựa trên những quy định sau:
- Lực lượng quản lý thuế được xây dựng trong sạch, vững mạnh; được trang bị và làm chủ kỹ thuật hiện đại, hoạt động hiệu lực và hiệu quả.
- Công chức quản lý thuế là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan quản lý thuế; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Chế độ phục vụ, chức danh, tiêu chuẩn, lương, chế độ đãi ngộ khác, cấp hiệu, trang phục của công chức quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm đào tạo, xây dựng đội ngũ công chức quản lý thuế để thực hiện chức năng quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Cơ quan quản lý thuế có những quyền hạn nào?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Quản lý thuế 2019 quy định quyền hạn của cơ quan quản lý thuế gồm:
[1] Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.
[2] Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.
[3] Kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.
[4] Ấn định thuế.
[5] Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
[6] Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
[7] Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
[8] Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế theo quy định của Chính phủ.
[9] Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.
[10] Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của các đơn vị cung cấp trong nước và ngoài nước để phục vụ công tác quản lý thuế; chi trả chi phí ủy nhiệm thu thuế từ tiền thuế thu được hoặc từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Chính phủ.
Xem thêm
Từ khóa: Công văn 2386 Đổi tên 03 chức danh của người có thẩm quyền ngành thuế Chi cục Thuế Quản lý thuế Cơ quan quản lý thuế Tổ chức bộ máy
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;